Các triệu chứng bệnh Alzheimer ở từng giai đoạn biểu hiện theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Alzheimer là một rối loạn não bộ thường gặp ở người cao tuổi gây suy giảm trí nhớ, lú lẫn, thay đổi bản tính và tiến triển dần theo thời gian. Vậy bệnh alzheimer có nguy hiểm không? Đây là một dạng bệnh mất trí nhớ thường gặp nhất. Ban đầu, người bệnh chỉ suy giảm nhận thức nhẹ nhưng sau đó trầm trọng dần lên. Để chăm sóc người bệnh alzheimer tốt hơn, bạn nên hiểu rõ về các giai đoạn bệnh.
Quá trình tiến triển của bệnh được chia thành nhiều giai đoạn, có thể tóm gọn thành 3 giai đoạn chính là nhẹ, trung bình và nặng (nghiêm trọng). Khi bệnh Alzheimer giai đoạn cuối, người bệnh có thể mất khả năng nói chuyện với các thành viên trong gia đình hoặc không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh họ.
Triệu chứng bệnh Alzheimer theo từng giai đoạn
Mỗi người bệnh diễn tiến khác nhau qua các giai đoạn bệnh. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh Alzheimer đang ở giai đoạn nào có thể giúp phát hiện bệnh và điều trị, kiểm soát tốt hơn. Đặc biệt khi bạn có người thân đã cao tuổi và có khả năng, dấu hiệu mắc phải căn bệnh này.
Trước khi có bất kỳ biểu hiện nào, não bộ đã có những sự thay đổi. Khoảng thời gian được gọi là tiền lâm sàng, có thể xảy ra trong nhiều năm. Giai đoạn này thường chỉ được xác định trong các nghiên cứu về bệnh.
Triệu chứng bệnh alzheimer ở giai đoạn nhẹ
Triệu bệnh Alzheimer ở giai đoạn nhẹ chủ yếu liên quan đến chứng hay quên nhẹ, thường xuất hiện cùng quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan đến khả năng tập trung cũng xảy ra.
Người bệnh hay có những dấu hiệu như sau:
- Nhầm lẫn về các sự kiện, sự việc xảy ra gần đây
- Gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới
- Thường xuyên lặp lại những câu hỏi
- Khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, làm các nhiệm vụ phức tạp và khó đưa ra phán đoán
- Thay đổi trong tính cách, hành vi
- Thường quên mất vị trí đồ dùng cá nhân, đường đi…
- Khó sắp xếp, tổ chức và bày tỏ suy nghĩ
Giai đoạn trung bình triệu chứng bệnh alzheimer được biểu hiện như sau
Đây thường là giai đoạn lâu nhất của bệnh, kéo dài trong nhiều năm. Bệnh càng tiến triển, trí nhớ của người bệnh càng gặp nhiều vấn đề tệ hơn. Nhiều người sẽ ngày càng khó khăn trong việc ghi nhớ tên những người quen biết, thậm chí không nhận ra người thân trong gia đình hay bạn bè.
Các triệu chứng Alzheimer khác phát triển trong giai đoạn này gồm:
- Tình trạng mất phương hướng, nhầm lẫn ngày càng nặng (đi lạc đường hay đi lang thang mà không xác định được ngày giờ)
- Có những hành vi bất thường, lặp đi lặp lại
- Ảo tưởng, hoang tưởng hay có cảm giác nghi ngờ những thành viên trong gia đình, người chăm sóc
- Gặp khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ
- Rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi tâm trạng liên tục, trầm cảm, lo lắng hay kích động
- Có những triệu chứng khác của sa sút trí tuệ não mạch
Ở giai đoạn này, người bệnh cần được hỗ trợ chăm sóc trong cuộc sống hàng ngày.
Triệu chứng bệnh alzheimer ở giai đoạn nặng, nghiêm trọng
Bệnh alzheimer ở người già giai đoạn cuối sẽ có những biểu hiện sa sút trí tuệ nghiêm trọng, chức năng não bộ tiếp tục suy giảm và gây ra những ảnh hưởng đến cả khả năng vận động, thể chất.
Lúc này, người bệnh Alzheimer có những triệu chứng nặng hơn như:
- Mất khả năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc
- Gặp vấn đề trong cả trí nhớ ngắn hạn lẫn dài hạn
- Sụt cân không kiểm soát
- Cần được hỗ trợ hàng ngày trong việc chăm sóc cá nhân, bao gồm ăn uống, mặc quần áo, tắm rửa, vệ sinh cá nhân…
- Suy giảm khả năng thể chất như khó khăn khi đi lại nếu không có dụng cụ hỗ trợ, không tự điều khiển được cơ bắp
- Cuối cùng, người bệnh có thể mất khả năng nuốt và kiểm soát chức năng của ruột, bàng quang gây tiểu/ đại tiện không tự chủ
Bệnh Alzheimer có thể phòng ngừa như thế nào?
Rất nhiều người thắc mắc rằng “bệnh alzheimer có chữa được không”, mặc dù căn bệnh này có thể kiểm soát được nhưng người bệnh phải phát hiện từ sớm để có thể điều trị hiệu quả nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này vẫn chưa được biết rõ nhưng các chuyên gia cho rằng xây dựng lối sống khỏe mạnh, năng động và chú ý đến sức khỏe não bộ có thể phòng ngừa Alzheimer.
Tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống tốt cho não và ngủ đủ giấc là những lời khuyên hàng đầu khi bạn muốn có một bộ não tốt và phòng tránh hay làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer. Những khuyến cáo này đều có bằng chứng nghiên cứu cho thấy hiệu quả trên người mắc phải bệnh lý này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập trí não thường xuyên bằng cách luôn thử học những thứ mới mẻ, chơi các trò chơi trí tuệ hay kết nối xã hội nhiều hơn. Hãy để bộ não luôn hoạt động và duy trì khả năng ghi nhớ mỗi ngày. Điều đó có thể giúp ngăn ngừa mắc bệnh từ sớm cũng như làm chậm tiến triển nếu có những triệu chứng bệnh Alzheimer.
Một cách nữa để bạn tăng cường sức khỏe cho các tế bào thần kinh một cách chủ động là sử dụng các thuốc bổ não. Và thành phần thường thấy trong các sản phẩm tốt cho trí não, có khả năng phòng hay làm chậm tiến triển bệnh Alzheimer là bạch quả (Ginkgo biloba). Nghiên cứu cho thấy tình trạng suy giảm nhận thức ở những người bị sa sút trí tuệ giảm rõ rệt khi dùng thuốc từ dược liệu này.
Tuy nhiên, các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thường hấp thu kém khiến cho hiệu quả điều trị không như mong đợi. Vậy nên, để khắc phục nhược điểm trên, nhà sản xuất đã ứng dụng công nghệ Phytosome vào viên nang Ginkgo biloba Phytosome giúp thuốc hấp thu tốt hơn, tăng cường hiệu quả trị liệu.. Nếu bạn muốn phòng ngừa bệnh từ sớm hay làm chậm quá trình phát triển các triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi, hãy thử sử dụng thuốc từ Ginkgo biloba với công nghệ phytosome tiên tiến.
Nguyễn Hà