Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5, không phải ai cũng biết

Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5, không phải ai cũng biết

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 4, 29/06/2022 10:24

Biến thể phụ BA.5 lây lan nhanh hơn, nhưng chưa rõ có gây bệnh nặng hơn không.

Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5

Được xác định lần đầu tiên ở Botswana và Nam Phi vào tháng 11/2021, biến chủng Omicron nhanh chóng vươn lên thống trị toàn cầu, nhanh hơn bất kỳ chủng nào trước đó. Trong suốt mùa đông, Omicron đã gây ra làn sóng Covid-19 mới trên hàng loạt quốc gia, đẩy nhiều hệ thống bệnh viện đến bên bờ “vỡ trận”.

Ngoài khả năng lây lan nhanh, Omicron còn có rất nhiều chủng phụ, mỗi chủng phụ lại sản sinh ra nhiều nhánh phụ khác khiến nó trở thành biến chủng đột biến nhiều nhất lịch sử.

Mới đây, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế thông tin biến thể phụ BA.5 của chủng Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam. Tại nước ta, hiện biến thể phụ BA.2 chiếm chủ yếu với biểu hiện lâm sàng nhẹ. Tuy nhiên, biến thể phụ mới xâm nhập BA.5 có thể có nguy cơ lấn át biến thể cũ.

"Đến nay một số nước ở châu Âu và Mỹ đã xuất hiện biến thể phụ BA.4, BA.5 và bắt đầu có sự gia tăng về số mắc. Điều này làm dấy lên quan ngại về quá tải chăm sóc y tế", GS Lân nhấn mạnh.

Về tính lây lan của 2 biến thể phụ BA.4 và BA.5, theo chuyên gia hiện nay thế giới vẫn đang tiếp tục các đánh giá. Tuy nhiên, một số đánh giá nhỏ lẻ ban đầu cho thấy hai biến thể phụ này lây lan nhanh hơn biến thể BA.1 và BA.2.

Theo Medpage Today, BA.4 và BA.5 có tốc độ đột biến nhanh gấp 4 lần Omicron thông thường. Nhiều đột biến hơn đồng nghĩa với việc nó khiến khả năng lây nhiễm nhanh hơn, truyền bệnh dễ hơn, thậm chí là gây bệnh nặng hơn, tử vong cao hơn.

Theo New York Times, một số khác biệt về triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.4, BA.5 đã xuất hiện từ những dữ liệu sơ bộ. Điểm nổi bật nhất đó chính là người bệnh ít khi bị mất mùi, vị như các biến chủng trước đó.

Dấu hịêu ngứa, đau họng: Trước đó một công trình được công bố vào tháng 12/2021 ở Nam Phi cho thấy người dân tại đây khi nhiễm Omicron thường bị ngứa, đau họng kèm theo nghẹt mũi, ho khan, đau cơ, đặc biệt là đau thắt lưng. Tuy nhiên, đây cũng là tất cả triệu chứng của người nhiễm Delta, chủng nCoV ban đầu. Các nhà khoa học cho rằng có khả năng triệu chứng của Omicron sẽ giống với Delta hơn là có sự khác biệt đáng kể.

Thời gian ủ bệnh đã rút ngắn: Các chuyên gia cho rằng BA.4 và BA.5 có thể là những phiên bản dễ lây lan nhất từ trước đến nay. Ở một số quốc gia, hai chủng phụ này đang thay thế BA.2, nhanh như cách BA.2 đã thay thế BA.1. Điển hình là tại Anh, theo báo cáo từ Cơ quan An ninh Y tế nước này.

Tốc độ này nhanh hơn nhiều so với Delta: Bằng chứng sớm nhất cho sự lây lan nhanh chưa từng có của Omicron đến từ Nam Phi. Đây là nơi Omicron không tốn quá nhiều thời gian để trở thành chủng thống trị hết tỉnh này sang tỉnh khác. Ở các quốc gia khác, giới nghiên cứu phát hiện ca nhiễm Omicron tăng gấp đôi cứ sau 2-4 ngày.

Để xem xét kỹ hơn mức độ lây lan của Omicron, nhóm nhà nghiên cứu ở Anh đã quan sát những gì xảy ra trong các hộ gia đình gồm 121 người nhiễm chủng này. Họ phát hiện phiên bản gốc của Omicron có nguy cơ phát tán trong gia đình cao gấp 3,2 lần so với phiên bản Delta.

Từ các nghiên cứu các nhà khoa học chỉ ra rằng Omicron dường như cũng có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các biến chủng khác. Những người bị nhiễm Omicron thường phát triển triệu chứng chỉ 3 ngày sau khi nhiễm, ngắn hơn 1-2 ngày so với Delta (4 ngày) và chủng trước đó (5 ngày).

Nhưng một số nghiên cứu cho thấy những người bị nhiễm Omicron không có tải lượng virus cao hơn nhóm bị nhiễm Delta.

Sức khỏe - Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5, không phải ai cũng biết

Triệu chứng ở người nhiễm BA.5 và Omicron về cơ bản không có nhiều khác biệt so với chủng nCoV trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ bị mất mùi, vị tương đối ít.

Ứng phó biến chủng BA.5

Dịch vẫn chưa kết thúc và tại nhiều quốc gia cũng đã xuất hiện một số biến chủng mới. Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cảnh báo các biến chủng mới đang ngày càng gia tăng và có thể nhân rộng ở nhiều quốc gia trên toàn cầu như BA.4, BA.5, dẫn đến gia tăng tỉ lệ mắc trên toàn cầu. Sự gia tăng của các chủng này cũng sẽ gây hệ lụy về tỉ lệ nhập viện cũng như tỉ lệ bệnh nặng gia tăng nhiều hơn ở một số các quốc gia có sự xâm nhập của biến chủng này.

Biến thể phụ BA.5 của Omicron làm gia tăng số ca mắc ở nhiều quốc gia hiện đã xâm nhập Việt Nam. Các chuyên gia tiếp tục nhấn mạnh việc tiêm vắc-xin mũi nhắc lại và tăng cường giám sát trọng điểm.

Chia sẻ với Người Đưa Tin về việc đáp ứng của Việt Nam đối với các biến chủng mới trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng Bộ Y tế đưa ra hai kịch bản là rất đúng.

“Covid-19 đang rất khó dự báo, nếu dự báo dễ thì không cần đưa ra những kịch bản như vậy. Tuy nhiên, cần phải có giám sát, đánh giá nguy cơ chuẩn, tránh hiện tượng giám sát, đánh giá nguy cơ không đúng, dẫn tới không phòng, chống được dịch. Hoặc đánh giá nguy cơ thái quá dẫn tới các hoạt động bị ngưng trệ, thời gian qua chúng ta đã rút kinh nghiệm”, ông Phu nói.

Theo chuyên gia y tế dự phòng, Nghị quyết 128 của Chính phủ vẫn rất đúng trong chiến lược phòng, chống dịch của Việt Nam, nhưng có điều nới lỏng không buông xuôi.

“Chúng ta nới lỏng đồng bộ nhưng cũng dự phòng đồng bộ, mở cửa hết thì các dịch vụ khác mới phát triển được.

Chuyển từ cấm đoán sang kiểm soát rủi ro. Hiện, Covid-19 vẫn không có gì thay đổi về biện pháp phòng bệnh, dự phòng cá nhân và vắc-xin vẫn là vấn đề quan trọng”, ông Phu cho hay.

Ông Phu cũng cho rằng cần phải linh hoạt trong dự phòng cá nhân, như đeo khẩu trang ở môi trường kín, khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh, nhân viên y tế…
Còn trong hoạt động tập thể dục có thể nới lỏng, ngoài ra cần phải có sự chuyển đổi từ đeo khẩu trang y tế sang khẩu trang vải.

Chuyên gia lo ngại hàng ngày có hàng ngàn khẩu trang y tế vứt ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm.

Về vắc-xin, ông Phu khẳng định tiêm vắc-xin vẫn là điều quan trọng, đặc biệt lưu ý tiêm cho đối tượng có nguy cơ, người già, bệnh nền, trẻ em… để giảm khả năng tăng nặng, giảm tử vong và gây quá tải cho hệ thống y tế.

Trong khi đó, bà Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hiện tỉ lệ tử vong do Covid-19 cũng đã có xu hướng giảm. Tuy nhiên, chỉ một vài tuần trước, trên toàn cầu đã có hơn 3 triệu ca F0 mới và hơn 7.000 ca tử vong. Vì vậy WHO khuyến cáo cần thận trọng hơn với dịch Covid-19.

“Chúng ta không thể coi Covid-19 là bệnh nhẹ, vì ngay cả những người khỏe mạnh, những người đã tiêm cũng không đảm bảo là sẽ không mắc Covid-19”, đại diện WHO cho hay.

Sức khỏe - Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5, không phải ai cũng biết (Hình 2).

Ông Trần Đắc Phu cho rằng Covid-19 đang rất khó dự báo.

Trong bối cảnh dịch hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra 2 kịch bản phòng chống dịch. Kịch bản thứ nhất, là sự xuất hiện biến thể mới có thể không có ảnh hưởng hoặc lây lan nhanh nhưng vắc-xin vẫn còn hiệu lực bảo vệ. Kịch bản thứ 2, là biến thể mới lây lan nhanh và kháng với vắc-xin, gây bệnh nặng, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

PGS-TS Trần Đắc Phu cho rằng cần đánh giá đúng nguy cơ để có biện pháp ứng phó phù hợp. Tránh hiện tượng đánh giá nguy cơ thấp, ảnh hưởng kết quả chống dịch hoặc ngược lại, đánh giá nguy cơ quá cao gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, đời sống. Dù có nới lỏng các hoạt động nhưng vẫn phải quan tâm đến vấn đề dự phòng vì dịch vẫn diễn biến phức tạp khôn lường.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, so sánh 2 đợt bùng phát dịch vừa qua tại miền Nam và miền Bắc, chưa tiêm và đã tiêm, có thể thấy năm ngoái số mắc rất cao, tử vong lớn, ca nặng nhập viện nhiều nhưng thời gian qua tất cả đều giảm mạnh. "Do đó, việc tiêm vắc-xin cần đặc biệt lưu ý với đối tượng có nguy cơ cao, người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, trẻ em…", ông Phu nói.

Vắc-xin phòng Covid-19 có hiệu lực với biến thể Omicron?

Sức khỏe - Triệu chứng ở người nhiễm biến chủng BA.5, không phải ai cũng biết (Hình 3).

Việc tiêm các mũi nhắc lại là hết sức cần thiết để ngăn cản những biến thể virus mới gây gia tăng số ca mắc Covid-19. 

Biến thể BA.5 vẫn là của biến thể Omicron với sự lây lan nhanh, mạnh hơn các biến thể BA.1, BA.2. Dù biến thể phụ này lây lan nhanh nhưng thực tế, số ca mắc nặng không quá cao, không gây quá tải hệ thống y tế. Vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 hiện nay vẫn có hiệu lực đối với biến thể Omicron. Vì vậy, việc người dân đi tiêm các mũi nhắc lại theo khuyến cáo của Bộ Y tế là điều cần thiết để phòng chống các biến thể mới xâm nhập này.

Do vắc-xin phòng Covid-19 miễn dịch không bền vững, sau một thời gian miễn dịch giảm nên sau khi tiêm hai mũi vắc-xin liều cơ bản, người dân nên tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại để kích thích hệ thống miễn dịch.

Theo các chuyên gia, Omicron hiện là phổ biến nhưng chưa phải là biến thể cuối cùng. Vì thế, các nước vẫn cần tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc-xin, giám sát trọng điểm…

Trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cần tiêm đúng lịch, đủ liều các mũi vắc-xin phòng Covid-19 nhắc lại theo khuyến cáo để có thể tăng cường miễn dịch chống lại các biến thể mới của dịch bệnh.

Trúc Chi (t/h theo Dân Trí, Zing, Người Lao Động)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.