Trong một bài giảng tại Đại học Yale (Mỹ), giáo sư Carole McGranahan (Đại học Colorado) - một nhà nghiên cứu Tây Tạng đã có một báo cáo cho rằng các nhà báo nước ngoài muốn tác nghiệp ở Tây Tạng khó hơn nhiều so với Triều Tiên.
“Chỉ có một số ít, rất ít, các nhà báo được phép đi vào Tây Tạng dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Và nhìn một cách tổng thể, tôi nhận ra rằng hiện các nhà báo nước ngoài có mặt ở Triều Tiên đông hơn nhiều so với Tây Tạng”.
Một báo cáo khác của tờ Washington Post cho biết chính quyền Trung Quốc đã “bế quan tỏa cảng” tại Tây Tạng đối với các nhà báo nước ngoài sau các cuộc biểu tình chết người làm rung chuyển khu vực này hồi năm 2008. Ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo loạn, trong đó có 2 người tự thiêu.
Tây Tạng từ lâu đã là một điểm nóng căng thẳng đối với các quan chức Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố giải phóng Tây Tạng từ thập niên 1950. Theo chế độ chính trị ở khu vực này, người đứng đầu khu tự trị là người Tây Tạng, trong khi chức bí thư đảng ủy luôn là một người Hán do chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua xảy ra hàng loạt vụ người tự thiêu để phản đối chính quyền.
IBTimes cho rằng việc so sánh hoạt động báo chí ở Tây Tạng với Triều Tiên chưa chắc đã là chính xác nhất, nhưng nó không hoàn toàn sai.
Mặc dù hiện nay Trung Quốc đã mở cửa rất nhiều cho các tờ báo nước ngoài được tác nghiệp ở đại lục, thế nhưng Tây Tạng vẫn là một khu vực bị hạn chế tối đa.
Trong khi đó, ở Triều Tiên, các hạn chế đối với các nhà báo nước ngoài vẫn còn tồn tại, nhưng trong thời gian gần đây đã có sự cởi mở đáng kể. Ví dụ như với hãng tin AP, khi mà họ đã mở được văn phòng ở Bình Nhưỡng, nhưng hãng tin hàng đầu của Mỹ này lại không hề có gì ở Tây Tạng.
Vĩnh Duy (Một thế giới)
10 quốc gia bất ổn nhất thế giới 2013: