Triều Tiên dọa biến Mỹ thành ‘tro tàn’, đâu là giải pháp?

Triều Tiên dọa biến Mỹ thành ‘tro tàn’, đâu là giải pháp?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 5, 13/07/2017 21:39

Theo giới chuyên gia, nếu Mỹ tấn công quân sự cũng không khiến Triều Tiên chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Cách tiếp cận hợp lý hơn cả là Mỹ chấp nhận đàm phán.

Theo DailyMail, Triều Tiên đe dọa biến Mỹ thành “tro tàn” nếu Tổng thống Donald Trump cố gắng sử dụng quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Sự can thiệp quân sự sẽ “dẫn Mỹ đến sự tự hủy diệt”, tờ báo Minju Choson của Triều Tiên nhấn mạnh.

Triều Tiên đưa ra lời cảnh báo sau khi Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) chống tên lửa tầm trung ở Thái Bình Dương, gần Hawaii và Alaska.

Trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mà giới chuyên gia cho rằng, nó có thể vươn tới Alaska.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuần trước nói rằng, Washington đã chuẩn bị các phương án để tự bảo vệ mình và các đồng minh trước mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Theo Đại sứ Haley, nước này không loại trừ khả năng sử dụng biện pháp quân sự nếu cần.

Tiêu điểm - Triều Tiên dọa biến Mỹ thành ‘tro tàn’, đâu là giải pháp?

Triều Tiên đe dọa biến Mỹ thành “tro tàn” nếu Tổng thống Donald Trump cố gắng sử dụng quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh minh họa. 

Trước đó, Mỹ đã gửi tới các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bản dự thảo Nghị quyết về việc áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống Triều Tiên vì vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa hôm 4/7.

Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc sẽ không ủng hộ dự thảo nghị quyết của Mỹ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về áp đặt biện pháp trừng phạt mới chống lại Triều Tiên.

Đối thoại trực tiếp: Giải pháp duy nhất?

Giáo sư George Koo, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tổ chức liên minh Chiến lược Quốc tế nhận định, cho đến nay, các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên đều không thành công. Động thái tiếp theo của Mỹ vẫn chỉ dừng lại ở việc yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt hơn. Đặc biệt, ông Trump dường như không cảm thấy Trung Quốc cương quyết với Triều Tiên.

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh thực hiện việc cấm vận kinh tế với Bình Nhưỡng, như đúng quan điểm của Mỹ, lại là điều khó với Trung Quốc. Bởi lẽ điều này có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ở Bình Nhưỡng, hậu quả Trung Quốc sẽ phải đối phó với dòng người tị nạn từ láng giềng di chuyển sang.

Ngoài ra, chưa thể khẳng định rằng Trung Quốc có thể dễ dàng thuyết phục Triều Tiên hay không.

Một lựa chọn khác cứng rắn hơn là Mỹ tung đòn tấn công Triều Tiên trước khi họ kịp ra tay.

Theo các chuyên gia, một cuộc tấn công quân sự vào Triều Tiên ít có khả năng xảy ra. Bởi lẽ những thiệt hại cho Seoul và các khu vực khác của Hàn Quốc từ cuộc tấn công trả đũa từ Bình Nhưỡng là không hề nhỏ. Đó là chưa kể 30.000 binh sĩ Mỹ hiện đóng ở Hàn Quốc cũng sẽ bị đặt vào tình huống nguy hiểm.

Mặt khác, chẳng có gì đảm bảo những đòn tấn công quân sự đó có thể khiến Triều Tiên chấm dứt chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của họ.

Cách tiếp cận hợp lý hơn cả là Mỹ chấp nhận đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết.

Triều Tiên lo ngại Mỹ, song cũng hiểu Bắc Kinh không thể đại diện cho Washington. Bình Nhưỡng muốn giải quyết vấn đề trực tiếp với Washington và không muốn Bắc Kinh là trung gian nữa. “ Vậy tại sao không thiết lập một cuộc đối thoại trực tiếp?”, Giáo sư George Koo đặt câu hỏi.  

Xem thêm >> Những 'siêu vũ khí' thay đổi bộ mặt quân sự Nga trong tương lai

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.