Triều Tiên làm 'chủ thầu tên lửa' chống Mỹ

Triều Tiên làm 'chủ thầu tên lửa' chống Mỹ

Thứ 3, 15/10/2013 09:29

Ngày 13 tháng 10 chuyên gia người Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng Seth M. Stodder công bố vụ việc gần đây về sự phát hiện của vũ khí tên lửa trên tàu đi qua kênh đào Panama, từ Cuba đến Triều Tiên.

Điều này có thể khẳng định rằng, Triều Tiên đang thể hiện vai trò là “đại lý” cung cấp cũng như chuyển giao kỹ thuật chế tạo tên lửa cho các nước thù địch với Mỹ.

Thậm chí nguy hiểm hơn là một thực tế rằng Bắc Triều Tiên đang cố gắng chuyển các hệ thống tên lửa đến vị trí Tây bán cầu, sát biên giới với Mỹ. Những sự kiện này đòi hỏi Mỹ và các đồng minh phải tiếp tục đầu tư vào sự phát triển của công nghệ phòng thủ tên lửa nhiều hơn nữa, để có thể bảo vệ lãnh thổ của mình trong các cuộc tấn công bằng tên lửa trong tương lai.

Quân sự - Triều Tiên làm 'chủ thầu tên lửa' chống Mỹ

Phát hiện hệ thống tên lửa trên tàu từ Cuba đến Triều Tiên.

Chính phủ Triều Tiên trong nhiều thập kỷ làm việc để hoàn thiện khả năng phát triển và chế tạo các loại tên lửa của mình. Trong thập niên 1960 và 1970, Bình Nhưỡng đã phát triển và sản xuất các loại tên lửa chiến thuật, trong những năm 1980 và những năm 1990 là các công nghệ về chế tạo tên lửa tấn công tầm gần và tầm trung.

Vào tháng Mười Hai năm ngoái, Triều Tiên đã thành công đưa vào quỹ đạo một vệ tinh với công nghệ tên lửa tầm xa, được gọi là " tên lửa Taepodong- 2 ". Tên lửa này theo các chuyên gia quân sự có thể bắn tới lãnh thổ nước Mỹ dù địa điểm phóng từ Triều Tiên.

Quân sự - Triều Tiên làm 'chủ thầu tên lửa' chống Mỹ (Hình 2).

Tên lửa tầm xa Taepodong-2 của Triều Tiên.

Trong tháng Tư, Cơ quan Tình báo Quốc phòng báo cáo rằng Triều Tiên có thể có vũ khí hạt nhân, và khá nhỏ gọn và trọng lượng có thể được trang bị cho tên lửa đạn đạo .

Thực tế là, chương trình tên lửa của Triều Tiên thậm chí nguy hiểm hơn khi Bình Nhưỡng đã nhiều năm cung cấp tên lửa đạn đạo cho Iran, Syria và các đối thủ khác của Mỹ.

Đối với Mỹ, điều này là rất đáng lo ngại khi các “ đối thủ tiềm năng” ngày càng hoàn thiện các công nghệ tên lửa tinh vi. Và để đối phó và bảo vệ các lợi ích của Mỹ và các đồng minh thì Mỹ cần phát triển và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.

Trong ba thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ chống tên lửa đã mang lại kết quả đáng kể. Năm nay, quân đội Mỹ và Israel đã tiến hành một thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn trên Địa Trung Hải. Sau đó Hải quân Mỹ chặn một mục tiêu tên lửa đạn đạo tốc độ cao trên Thái Bình Dương.

Trở lại trong năm 1980, công nghệ đánh chặn tên lửa được coi như là một ước mơ, ngày nay nó đã trở thành hiện thực. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đã có hơn 2.500 cuộc thử nghiệm thành công để phát hiện và theo dõi các mục tiêu đạn đạo.

Bộ Quốc phòng đang tìm kiếm những kỹ thuật mới hiệu quả hơn để phát triển công nghệ chống tên lửa, cho dù đó là việc sử dụng các phương tiện bay không người lái, hoặc thậm chí các hệ thống vũ trụ có thể phát hiện và tiêu diệt các " mối đe dọa đến " từ các tên lửa của đối phương.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng “Mỹ và các đồng minh phải được chuẩn bị để giải quyết những thách thức an ninh duy nhất phải đối mặt trong những năm tới. Sự lây lan của công nghệ tên lửa trong số các đối thủ của Mỹ vẫn tiếp tục, chúng ta phải chuẩn bị cho các kịch bản và các mối đe dọa trong tương lai, đặc biệt là các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo”.

NP

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.