Triều Tiên muốn nối lại đàm phán thương mại với Hàn Quốc

Triều Tiên muốn nối lại đàm phán thương mại với Hàn Quốc

Thứ 5, 06/06/2013 16:58

Triều Tiên hôm nay đã đề xuất các cuộc hội đàm chính thức với Hàn Quốc để bình thường hóa các dự án thương mại, bao gồm cả khu công nghiệp Kaesong vốn đã bị đóng cửa trước tình hình căng thẳng đang lên cao giữa hai miền hồi đầu tháng Tư.

Hãng KCNA cho biết, chính phủ nước này sẽ cho khôi phục lại các kênh thông tin liên lạc đang bị cắt đứt nếu Hàn Quốc chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán. Động thái này cho thấy Triều Tiên đã sẵn sàng quay trở lại thời điểm trước khi quốc gia này tiến hành một loạt những bước đi làm tổn hại đến mối quan hệ giữa hai miền kể từ tháng Ba.

Trong một tuyên bố của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã đồng thời đề nghị thảo luận về việc mở lại các tour du lịch đến một khu nghỉ mát trên núi và những cuộc đoàn tụ gia đình cũng như tổ chức các sự kiện đánh dấu hội nghị thượng đỉnh năm 2000 của lãnh đạo hai miền mở ra một thập kỷ nồng ấm hơn trong quan hệ song phương.

Tiêu điểm - Triều Tiên muốn nối lại đàm phán thương mại với Hàn Quốc

Một sĩ quan cảnh sát Hàn Quốc đứng canh gác trên một con đường trống trải nối cụm công nghiệp Kaesong nằm bên trong biên giới Triều Tiên với cơ quan CIQ (hải quan, xuất nhập cảnh và kiểm dịch) Hàn Quốc.

“Chúng tôi đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán giữa chính quyền miền Bắc và miền Nam nhằm bình thường hóa hoạt động trong khu công nghiệp Kaesong (KIZ), đồng thời nối lại các tour du lịch tới núi Kumgang nhân dịp kỉ niệm Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6”, ủy ban từ Triều Tiên cho hay.

Tuyên bố chung vào tháng 6 đề cập đến kết quả của hội nghị thượng đỉnh năm 2000 giữa Tổng thống Hàn Quốc thời đó Kim Dae-jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il (qua đời năm 2011).

Trước đó, Hàn Quốc đã đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán với Triều Tiên về vấn đề tái mở cửa khu công nghiệp Kaesong, nhưng Seoul miễn cưỡng khi phải gắn việc hội đàm này với lễ kỉ niệm hội nghị thượng đỉnh, cho rằng Bình Nhưỡng định cố sử dụng chúng cho mục đích tuyên truyền.

Hiện chưa rõ liệu Seoul có xem tuyên bố của miền Bắc như là lời chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán hay không. Các quan chức trong Bộ Thống nhất Hàn Quốc, cơ quan phụ trách những vấn đề trong quan hệ của Seoul với Bình Nhưỡng, có thể không ngay lập tức đưa ra bình luận vào ngày nghỉ hôm thứ Năm này.

Từ đầu tháng Ba, Triều Tiên đã đe dọa tấn công Hàn Quốc và các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương bằng tên lửa và vũ khí hạt nhân, qua đó đẩy tình trạng căng thẳng lên đến mức cao nhất trong nhiều thập kỉ.

Cuối tháng tư, Triều Tiên đã ngừng tung ra những lời đe dọa hàng ngày và các động thái nhằm cắt đứt các kênh thông tin liên lạc với miền Nam và các lực lượng bảo vệ biên giới Hàn Quốc do Mỹ dẫn đầu, cùng thời điểm với sự kết thúc cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn.

Các chuyên gia cho biết những lời đe dọa có thể đã được Triều Tiên tạo ra để củng cố vị thế lãnh đạo quân sư của Kim Jong-un cũng như giúp gia tăng khả năng kiểm soát của ông đối với lực lượng quân sự hùng hậu gần 1,2 triệu binh sĩ của quốc gia này.

Long Nguyễn (Theo Reuter)

Xem bản dịch song ngữ Anh - Việt và nghe Audio news tại đây

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.