Trình độ thực hành của các nhà khoa học còn yếu

Trình độ thực hành của các nhà khoa học còn yếu

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

Nhiều chuyên gia cho rằng, không nên đánh giá trình độ GS, PGS thông qua bằng sáng chế quốc tế.

Một thống kê mới nhất cho thấy, từ năm 2016 - 2010, Việt Nam chỉ có năm bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế. Riêng năm 2011, nước ta không có bất cứ bằng sáng chế nào được đăng ký. Nhiều ý kiến cho rằng, con số này là quá nhỏ so với lực lượng hơn 9000 giáo sư được công bố chức danh.

Xã hội - Trình độ thực hành của các nhà khoa học còn yếu

GS. Đào Trọng Thi

Bình luận về thực trạng hiện nay Việt Nam có quá ít bằng phát minh, sáng chế được thế giới công nhận, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng:Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết, cần thấy rằng sáng chế chỉ xuất hiện trong khoa học công nghệ, còn khoa học cơ bản chỉ có thể có phát minh, chứ không có sáng chế.

Nhưng ở trình độ phát triển hiện nay của nhân loại, phát minh ra những quy luật mới trong khoa học cơ bản, nhất là trong khoa học xã hội nhân văn là rất khó.

Mặt khác, người Việt Nam mình chưa có thói quen đăng ký bằng sáng chế, phát minh. Ngay đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng ít, chứ chưa nói đăng ký ở nước ngoài. Cũng có thể nguyên nhân còn nằm ở các khâu liên quan đến thủ tục, quy trình đăng ký nữa.”

Tuy nhiên GS Thuyết cũng cho rằng, có một điều không thể phủ nhận là người Việt Nam mình học thì nhanh, sáng tạo thì yếu. Trình độ sáng tạo của đội ngũ khoa học nước ta cũng yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Đây là những hạn chế mà chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận để có hướng khắc phục.

Cùng ngày, trao đổi với PV báo Người đưa tin GS.TSKH Đào Trọng Thi, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, giữa vấn đề khoa học với tỉ lệ dân số không hẳn liên quan đến nhau.

Nhiều quốc gia có dân số rất ít nhưng tỷ lệ giáo sư lại rất nhiều. Chính vì vậy, tỷ lệ dân số và tỷ lệ giáo sư không phải là yếu tố quyết định để so sánh giáo sư nước nào hơn, nước nào kém hay quá nhiều.

Theo GS. Đào Trọng Thi, những giáo sư đầu ngành của nước ta vẫn có rất nhiều nhà khoa học giỏi. Họ chưa có bằng sáng chế được quốc tế công nhận có thể vì cơ chế chính sách và cách làm khoa học của ta còn nhiều điểm bất cập, chưa tạo điều kiện để các nhà khoa học nghiên cứu. Đừng cho rằng họ ít bằng quốc tế là do họ kém hơn các nước khác.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng cơ chế, chính sách liên quan đến việc làm khoa học chưa thực sự tạo điều kiện cho họ. Chính vì vậy, trong tương lai, các nhà khoa học nước ta cần phải tiếp tục cố gắng để có nhiều công trình hữu ích.

Bên cạnh đó, nước ta cũng cần có những đường lối chính sách hỗ trợ kịp thời tạo điều kiện cho các nhà khoa học cống hiến cho xã hội.

Hạnh Thu


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.