Trồng cây dưới đường sắt trên cao: Đừng phá Hà Nội bằng định kiến

Trồng cây dưới đường sắt trên cao: Đừng phá Hà Nội bằng định kiến

Trịnh Thị Bảo Trang

Trịnh Thị Bảo Trang

Thứ 5, 27/10/2016 11:16

Dọn cỏ cũng kêu, không dọn cũng kêu, chặt cây thì bức xúc, trồng thêm cây thì ngỡ ngàng. Đúng là không thể hiểu và cũng chẳng thể chiều nổi người dân.

Vài ngày trở lại đây, hầu hết người dân Hà Nội đều ngỡ ngàng khi thấy hai hàng cây mọc lên đều tăm tắp dưới gầm của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.

Với tư duy của những người có nhận thức một cách bình thường, đương nhiên người ta sẽ có những câu hỏi thắc mắc về sự sắp đặt đầy ngạc nhiên ấy. Liệu khi trồng ngay dưới gầm đường, khi cây sinh trưởng và phát triển có ảnh hưởng đến công trình ở phía trên hay không?

Xi nhan Trái Phải - Trồng cây dưới đường sắt trên cao: Đừng phá Hà Nội bằng định kiến

 Hàng trăm cây bàng lá nhỏ vừa được trồng dưới chân đường sắt trên cao ở phố Hoàng Cầu và phố Yên Lãng . Ảnh: Dân Việt.

Nếu chỉ dừng lại ở việc “dân hỏi – cán bộ trả lời” thì câu chuyện cũng chẳng có gì đáng nói. Điều đáng lưu ý ở đây chính là phản ứng gay gắt đến cực đoan cùng những "tiên đoán" rất “quy chụp” của nhiều người.

Người ta nhớ lại “kỉ niệm” của Hà Nội hơn một năm trước khi hàng loạt cây xà cừ trên đoạn đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân bị đốn hạ. Liên kết với sự việc lần này, họ buông lời miệt thị cay đắng, đưa ra những dự liệu đầy “thuyết âm mưu” của những người có trách nhiệm trong việc trồng cây.

Tuy nhiên, khi người dân được “khai sáng” rằng những cây được trồng ở khu vực ấy là loại cây thân nhỏ, có đặc tính hạn chế phát triển về chiều cao mà chỉ tỏa tán rộng, rất khó có khả năng gây ảnh hưởng đến tuyến đường sắt ở trên, thì những suy diễn lại bỗng dưng... im bặt.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc trồng cây dưới gầm cầu, đường là chuyện rất bình thường. Chúng ta không thể lấy việc phủ bóng của một khối bê tông với những lợi ích của hàng cây xanh ven đường được.

Không dừng lại ở đó, khi Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội đã giải thích và đảm bảo rằng “sẽ chăm sóc những cây xanh này cẩn thận, đồng thời khống chế chiều cao, do đó sẽ không ảnh hưởng đến công trình đường sắt trên cao” thì dư luận lại được một phen “hả hê” vì dường như họ tìm được thêm một sự mâu thuẫn nữa tương ứng với việc chặt cây rồi lại trồng ở trên.

Cỏ mọc um tùm cả thành phố vì phải cắt giảm chi phí cắt cỏ, giờ lại thêm chi phí cắt ngọn cây định kì. Đúng là không hiểu nổi.” – là một trong những bình luận thu hút được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội. Ở bề mặt câu chữ thì bình luận đó hoàn toàn hợp lý khi nêu ra hai thực trạng đối lập nhau. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn đó lại xuất phát từ chính những người cho rằng mình sáng suốt và “đứng trên mọi sự... mâu thuẫn”.

Nếu người dân không la ó về việc Hà Nội chi 700 tỉ đồng để cắt cỏ mỗi năm thì đương nhiên, thành phố sẽ không cắt giảm chi phí và cỏ không thể mọc một cách hoang dại như vậy. Chi tiền để cắt cỏ người dân cũng kêu, ngừng cắt cỏ, để cho cỏ “vô vi” thì người dân lại la ó. Và Hà Nội với tương lai gần sẽ trở thành địa điểm lý tưởng để chăn trâu âu cũng là kết quả cho sự chiều lòng của chính quyền khi phải đối mặt với sự phản ứng thái quá của người dân.

Cho đến lần này, không biết Hà Nội có chịu được những lời móc máy, “hỏi xoáy đáp xoay” của người dân để tiếp tục “phủ xanh” thành phố nữa hay không? Hay rồi lại bỏ ngỏ, lại di dời cây xanh dưới gầm đường cao tốc bởi áp lực của những “bia miệng” ở đời.

Chặt cây cũng kêu, đến lúc trồng cây lại cũng kêu. Trời nắng nóng thì đổ tại không có bóng râm, khi tạo bóng râm thì lại sợ tốn kém tiền thuế! Đúng là không thể hiểu và cũng chẳng thể chiều nổi người dân.

Thôi thì Hà Nội đã ô nhiễm, "chênh vênh" lắm rồi. Khí độc, khói bụi, rác thải... đã khiến một thành phố văn hiến phần nào xấu xí rồi! Vậy nên chúng ta đừng dùng định kiến để phá hủy Hà Nội thêm nữa! 

Văn Chính

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Chuyên mục Đa Chiều đưa ra những góc nhìn khác nhau về các vấn đề thời sự - xã hội nóng thu hút dư luận. Độc giả có thể bày tỏ quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc phản biện về vấn đề quan tâm. Xin vui lòng gửi thư về địa chỉ: toasoan@nguoiduatin.vn. Mọi quan điểm của độc giả đều cần được tôn trọng!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.