Trong "cuộc đua" tăng lãi suất, gửi tiền ngân hàng nào có lợi nhất?

Trong "cuộc đua" tăng lãi suất, gửi tiền ngân hàng nào có lợi nhất?

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 4, 28/08/2019 16:23

Các ngân hàng đang bước vào "cuộc đua" tăng lãi suất. Hầu hết, các nhà băng đều để mức lãi suất 8,6%/năm. Tuy nhiên, cá biệt có ngân hàng công bố mức lãi suất lên tới 10,2%/năm.

Thời gian gần đây, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi. Hồi đầu năm, mức 8,5-8,6%/năm từng là mức lãi suất huy động tiền gửi cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Khi đó cũng chỉ có một vài ngân hàng niêm yết mức này.

Tuy nhiên đến nay, mức cao nhất đã lên tới 10,2%/năm, số ngân hàng đẩy lãi suất huy động lên trên 8,5%/năm đã nhiều hơn trước trong khi điều kiện để hưởng được mức lãi suất cao ngất ngưởng trên cũng hết sức đơn giản. 

Tài chính - Ngân hàng - Trong 'cuộc đua' tăng lãi suất, gửi tiền ngân hàng nào có lợi nhất?

Càng về cuối năm, các ngân hàng càng chạy đua tăng lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng Bản Việt (VietCapitalBank) vẫn đang có mức lãi suất huy động cao nhất trên thị trường. Sản phẩm chứng chỉ tiền gửi mới phát hành của nhà băng này có lãi suất lên tới 10,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 60 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.

Chứng chỉ tiền gửi các kỳ hạn khác cũng có lãi suất rất cao: kỳ hạn 24 tháng có lãi suất 9,5%/năm, 36 tháng có lãi suất 9,8%/năm, 48 tháng có lãi suất 10%/năm.

Ngoài ra, ngân hàng Bản Việt cũng niêm yết lãi suất tiết kiệm tại quầy tới 8,6%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng – 60 tháng. Ở kỳ hạn 18 tháng cũng có lãi suất lên tới 8,5%/năm.

Từ ngày 8/8, VIB cũng đã phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 61 tháng với lãi suất 9,1%/năm. Số tiền gửi tối thiểu chỉ 10 triệu đồng. Mức lãi suất 9,1%/năm cũng đang là mức lãi suất huy động của ngân hàng cao nhất hiện nay.

Trước đó, hồi đầu tháng 5/2019, thị trường tài chính cũng bất ngờ khi có ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi lên tới 9,1%/năm là VietABank.

Chương trình phát hành chứng chỉ tiền gửi của VietA Bank với lãi suất cao này sẽ kéo dài cho đến 30/9/2019. Đây là loại chứng chỉ dành cho khách hàng cá nhân với kì hạn gửi 24 tháng với số tiền gửi tối thiểu là 10 triệu đồng. Loại chứng chỉ tiền gửi này được phép chuyển quyền sở hữu.

Trong khi đó, tại ngân hàng Eximbank, theo biểu lãi suất áp dụng từ 20/8, lãi suất cao nhất tại nhà băng này đã lên đến 8,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng khi gửi online trên Internet Banking hoặc Mobile Banking.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy của nhà băng này, lãi suất cũng đã lên đến 8,4%/năm, kỳ hạn gửi 24 tháng, 36 tháng. Ngoài ra, ở kỳ hạn 13 tháng khi gửi tại quầy số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên cũng có lãi suất 8,4%/năm.

Lãi suất cao nhất ở PVCombank là 8,5%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, số tiền gửi mới tối thiểu 500 tỷ đồng. Tại ngân hàng này, nếu có ít tiền hơn chỉ khoảng từ 5 tỷ, người gửi tiền vẫn có thể được hưởng lãi suất 8%/năm nếu chọn hình thức tiết kiệm bậc thang, kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

Tài chính - Ngân hàng - Trong 'cuộc đua' tăng lãi suất, gửi tiền ngân hàng nào có lợi nhất? (Hình 2).

Một số ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi cao.

Hay tại TPBank có lãi suất cao nhất là 8,6%/năm nhưng chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi mới từ 500 tỷ trở lên. Tuy nhiên, với số tiền nhỏ và lựa chọn sản phẩm tiết kiệm phù hợp vẫn có thể có được lãi suất xấp xỉ 8,5%/năm.

Khi gửi tiết kiệm livebank kỳ hạn 12 tháng, trong 6 tháng đầu có lãi suất 7,05%/năm, 6 tháng sau có lãi suất 8,45%/năm. Nhiều kỳ hạn khác của ngân hàng này áp dụng cho hình thức gửi livebank cũng có lãi suất 8%/năm: 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng.

Tại Sacombank, khách hàng cá nhân, tổ chức mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh mệnh giá tối thiểu 1 triệu đồng, thời hạn 7 năm (84 tháng) nhận lãi suất 8,6%/năm.

Cùng với đó, LienVietPostBank có chương trình huy động vốn bằng chứng chỉ tiền gửi cho các kỳ hạn 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng với lãi suất 8,1%/năm (cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn từ 0,7 đến 1%/năm).

Mặt bằng lãi suất huy động đã cao hơn nhiều so với hồi đầu năm. Hiện đã có hơn 15 ngân hàng (tức là gần một nửa số ngân hàng trong hệ thống) niêm yết lãi suất cao nhất từ 8%/năm. Đáng chú ý, lãi suất vẫn có dấu hiệu tăng trong thời gian gần đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là khi ngân hàng vào mùa cung ứng vốn cuối năm cho nền kinh tế.

Trước "cuộc đua" lãi suất giữa các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn nhắc nhở về vấn đề này. Cơ quan quản lý cho rằng, động thái tăng lãi suất này tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo ra diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng, gây bất ổn thị trường tiền tệ.

NHNN cho biết, sẽ theo dõi sát việc triển khai giải pháp về lãi suất và tín dụng của các tổ chức tín dụng và sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo của NHNN, trong đó gồm cả biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức ngân hàng vi phạm.

Đình Văn

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.