Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Washington đã yêu cầu sử dụng mọi nguồn lực để đảm bảo sự thịnh vượng của mình. Tuy nhiên, thời gian ngắn sau đó, Đại hội đảng Cộng hòa của Tổng thống Clinton đã áp đặt một dự thảo chủ nghĩa đế quốc toàn cầu bằng cách bỏ phiếu cho tái vũ trang, mặc dù không có kẻ thù. Mười tám năm sau, Mỹ và đã dành tất cả sức mạnh của mình vào chạy đua vũ trang, trong khi các nước BRIC ( tập hợp các nước có nền kinh tế mới nổi) càng ngày càng củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế. Đặc biêt là Đại hội đồng LHQ lần thứ 68 đã công khai chống lại một thế giới đơn cực.
Theo Mikhail Gorbachev (tổng bí thư cuối cùng của Liên Xô) sự sụp đổ của Liên Xô là không thể tránh khỏi sau khi nhà nước Liên Xô năm 1986 đã không thể đối phó với thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Nếu chúng ta rút ra một suy luận tương tự, tất nhiên Mỹ đã không trải qua một tình huống giống Liên Xô, nhưng thảm họa gây ra bởi cơn bão Katrina vào năm 2005, và cơn bão Sandy năm 2012, đã chứng tỏ sự yếu kém của chính quyền liên bang.
Tổng thống Mỹ Obama
Đặc biệt gần đây chính phủ Mỹ đã buộc phải đóng cửa, hàng trăm ngàn công chức chính phủ nghỉ việc không lương. Và ngày 17 tháng 10 tới, nếu hai Đảng không thống nhất để nâng trần nợ công thì Mỹ sẽ phải gánh chịu một thảm họa tài chính khủng khiếp.
Trước khi sụp đổ, Liên Xô đã cố gắng để tự cứu mình bằng cách vận động tiết kiệm. Moscow giảm sự hỗ trợ kinh tế cho các đồng minh của mình. Lúc đầu, giảm viện trợ đối với các nước thuộc thế giới thứ 3, sau đó là khối Hiệp ước Warsaw . Vì lý do này, các đồng minh của Liên Xô không có sự lựa chọn nhưng để tồn tại các đồng minh này đã gần gũi hơn với Washington. Đó được coi là một trong những nguyên nhân chính, là khởi đầu của sự sụp đổ của Bức tường Berlin, đẩy nhanh sự sụp đổ của toàn bộ Liên Xô.
Để tránh một số phận tương tự, tại một thời điểm khi mà Nga đang cố gắng để giải quyết vấn đề bất ổn ở Trung Đông bằng biện pháp hòa bình, chính quyền Obama đã viện trợ một thời gian dài trước khi đình chỉ hỗ trợ của mình cho Ai Cập. Tất nhiên, từ quan điểm của người Mỹ, viện trợ này là bất hợp pháp vì cuộc đảo chính quân sự kết thúc chế độ độc tài của Brotherhood. Trong gần ba tháng , Mỹ tránh nói về " cuộc đảo chính " và các vụ việc liên quan đến Ai Cập.
Tuy nhiên, mặc dù không có gì thay đổi ở Cairo, Washington đã ngừng việc cung cấp viện trợ. Mục đích của Tổng thống Obama đã tiết kiệm cho ngân sách Mỹ, để tránh khỏi sự vỡ nợ công của chính phủ. Trong thời gian tới Mỹ có thể 80% cho chi tiêu quân sự, điều này có thể là khởi đầu tốt trong cắt giảm chi tiêu. Tuy nhiên, việc chấm dứt các ngân sách và cắt viện trợ cho Ai Cập có thể làm cho một cường quốc thế giới là Mỹ, sẽ mất dần vị thế của mình. Rất có thể, trong tương lai không xa, trên thế giới sẽ không còn ai nhắc tới cái tên “ siêu cường” Mỹ.
TP