> THEO DÒNG SỰ KIỆN: VĨNH BIỆT TƯỚNG GIÁP
9h ngày 9/10: Đã sang ngày thứ tư gia đình Đại tướng mở cửa cho dân chúng vào viếng Người tại nhà riêng (30 Hoàng Diệu, Hà Nội) nhưng lượng người đến không giảm. Dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về mỗi lúc một đông, từ già tới trẻ, cả Việt kiều, người phương xa, người nước ngoài, người tu hành... tất cả đều bước đi trong im lặng.
7h45, đoàn người xếp thành 3 hàng đã nối dài hết đường Hoàng Diệu, qua Điện Biên Phủ, quảng trường Ba Đình, vào Hoàng Văn Thụ - phía trước Ban tổ chức Trung ương.
Để phục vụ đồng bào đến viếng, nhiều đơn vị đã tự nguyện giữ xe miễn phí, nhiều bình nước cũng được đặt dọc hai bên hè đường đi. Phía cổng phụ của ngôi nhà, xe cấp cứu 115 Hà Nội với kíp bác sĩ, y tá luôn túc trực để kịp thời hỗ trợ người dân.
Dù chưa đến 8h nhưng bãi đỗ xe đã chật kín. Ở đây, gửi xe được miễn phí.
Đây là đoàn dân tộc Thái đến từ Sơn La. Họ xuất phát từ 10h đêm hôm qua và 5h sáng nay, họ đã có mặt để chờ vào viếng Đại tướng.
Khuôn viên nhà Đại tướng rất đông nhưng dòng người vẫn nghiêm túc tiến về nơi đặt di ảnh Người.
Ngày hôm nay, đường Hoàng Diệu được chặn lại để bảo đảm an toàn cho lượng người viếng quá đông. Cảnh sát giao thông phải đứng ra làm việc từ sớm, hướng các phương tiện sang đường khác.
Một cụ ông được lực lượng cảnh vệ đỡ vào trong viếng cố Đại tướng.
Chi tiết lộ trình chuyển linh cữu Đại tướng từ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) tới ngọn Thọ Sơn (Quảng Bình)
Dự kiến, lộ trình di chuyển linh cữu Đại tướng sau lễ truy điệu sẽ rước linh cữu Đại tướng từ nhà tang lễ 5 Trân Thánh Tông - Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu (số 30 nhà riêng Đại tướng làm lễ theo nghi thức tâm linh truyền thống). Sau đó đoàn xe tiếp tục đi theo đường Kim Mã - Cầu Giấy - cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.
Tại đây, linh cữu Đại tướng sẽ được chuyển lên máy bay để đưa vào Quảng Bình. Sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Đồng Hới, thi hài Đại tướng sẽ được rước bằng ô tô về an táng tại ngọn Thọ Sơn thuộc dãy Hoàng Sơn, khu Vũng Chùa (Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Xem chi tiết tại đây.
Sáng 13/10, máy bay ATR72 sẽ đưa linh cữu Đại tướng cùng Ban tang lễ từ sân bay Nội Bài về quê nhà Quảng Bình, thay cho phương án dùng máy bay quân sự trước đó. Ảnh minh họa.
Cảng hàng không Đồng Hới đã sắn sàng đón chuyến bay đặc biệt.
Khung cảnh tại sân bay Đồng Hới.
Khoảng sân rộng đủ để các chuyến bay hạ cánh an toàn.
Sau khi linh cữu Đại tướng được xe rước qua cửa sân bay rồi chạy ra đường dẫn nối lên Quốc lộ 1A.
... tới ngã 3 đường dẫn từ sân bay tiếp giáp quốc lộ 1A và từ đây, xe phải di chuyển 50 km thì đến huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).
Từ quốc lộ 1A (huyện Quảng Trạch) tới khu Vũng Chùa khoảng 2 km, nhưng đường khá hẹp.
Càng đến khu vực an nghỉ của Đại tướng thì đường càng hẹp hơn.
Khoảng 500 mét cuối cùng là đường đất, sẽ khó khăn cho di chuyển.
Khu vực Vũng Chùa là nơi an nghỉ ngàn thu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (số 3).
Công tác an ninh đã sẵn sàng cho tang lễ Đại tướng
Để chuẩn bị công tác phục vụ tang lễ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình, ngày 8/10, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Bình đã ra công văn chỉ đạo các cơ sở lưu trú khắc phục hậu quả cơn bão vừa qua. Sở VHTTDL Quảng Bình cũng đã gửi công văn, yêu cầu các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn không được nâng gián, chặt chém khách. Xem chi tiết tại đây.
Dòng người vẫn đợi vào viếng Đại tướng dù đã hết giờ
18h ngày 8/10: Nắng đã tàn nhưng người dân vẫn xếp hàng dài cả km, từ nhà của Đại tướng đến cuối đoạn đường Điện Biên Phủ cắt ngang Bộ Ngoại giao để được vào viếng Người.
Trên con phố Hoàng Diệu vẫn đông người đứng chờ vào cổng viếng.
Bà Hoàng Lan Dung (Láng Hạ - Hà Nội) mang những bức ảnh kỷ niệm về cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến viếng thăm và chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ cả đời của bà.
15 giờ, lực lượng an ninh đổi ca túc trực bên ngôi nhà riêng 30 Hoàng Diệu, đảm bảo cho việc viếng thăm của nhân dân.
Đoàn cựu chiến binh Quận Cầu Giấy đến viếng cố Đại tướng.
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Giác rơi những giọt nước mắt tiếc thương khi nói về công ơn của Đại tướng.
Các thanh niên tình nguyện đứng quạt và phát mũ cho dòng người vào viếng chiều nay.
Bác Thái (Gia Lâm - Hà Nội) 3 ngày liên tiếp có mặt tại nơi tổ chức để vào viếng và ghi lại những thước phim về quang cảnh, dòng người đổ về viếng Đại tướng.
Cháu Nguyễn Khánh Toàn, học sinh lớp 4A8 trường Tiểu học Lê Quý Đôn xúc động viết cảm tưởng sau khi vào viếng Đại tướng.
Những bó hoa của người dân đến viếng được xếp dọc con đường dẫn vào nơi đặt di ảnh của Đại tướng.
Những chuyện cảm động trong lễ viếng Đại tướng
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một sự mất mát to lớn đối với cả dân tộc. Trong giây phút xót xa ấy, những hình ảnh đẹp, cảm động trong những buổi viếng Người tại nhà riêng đã làm ấm trái tim bao người. 3 ngày qua, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng đã diễn ra trong nỗi tiếc thương vô bờ bến của toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Từ những người lính già cho đến các em nhỏ, từ người ở thủ đô Hà Nội cho đến những người con ở các tỉnh xa và cả những người con Việt kiều, bạn bè quốc tế đều tụ về ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu để được lần cuối tiễn đưa Người.
Những giọt nước mắt đã đọng ngắn trên khóe mắt của những cựu chiến binh, lăn dài trên gò má của những em thơ. Dòng cảm xúc ấy chảy mãi trong thời gian viếng thăm cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mọi người kể về Đại tướng, về tài quân sự của Người. Họ chia sể với nhau về cảm xúc của mình khi nghe tin Đại tướng mất. Nhiều hành động, cử chỉ đẹp làm cảm động lòng người đã được thể hiện ở đây.
Người thanh niên này đã mong mỏi được gặp Đại tướng khi Người còn sống, nhưng anh đã thất hứa với mình nhiều lần khi không thể sắp xếp được thời gian, công việc. Đại tướng Võ Nguyễn Giáp ra đi, giống như mọi người, anh đau đớn và hối tiếc khi không được gặp Người. Mong chờ được viếng Đại tướng sớm, anh đã mang cây đàn ghita của mình đến trước cửa nhà riêng của Đại tướng chờ trực từ 4h sáng để được là người đâu tiên bước vào cánh cổng có bàn thờ cố Đại tướng ở đó. Anh đã hát những bài ca cách mạng trong tiếng khóc.
Cụ ông này đã nhiều lần bị ngất trước khuôn viên nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nghe tin Người qua đời, cụ đã đến chờ rất sớm trước cánh cửa số nhà 30 Hoàng Diệu để được vào viếng. Dù sức khỏe không cho phép nhưng cụ vẫn cố bám víu vào song sắt, vào người bên cạnh để chờ theo dòng người vào viếng thăm. Thấy vậy, lực lượng cảnh vệ và thanh niên tình nguyện đã dìu cụ đến trước bàn thờ Đại tướng. Không kìm nén được cảm xúc, cụ đã khóc và gọi to tên Đại tướng. Trong suốt thời khắc đó, đội cảnh vệ đã "làm điểm tựa" cho cụ và nhẹ nhàng đưa cụ quay ra cửa, viết dòng cảm tưởng của mình trên cuốn sổ.
Bà cụ sau 2 lần viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không ngừng khóc. 2 chiến sĩ y tá đã an ủi và chăm sóc bà. Bà đã khóc và nói: "Đau lắm, không uống được". Nỗi đau buồn của bà và hành động kính trọng và dịu dàng của họ với bà làm nhiều người cảm động.
Nữ thanh niên tình nguyện cầm tay, hướng dẫn một người phụ nữ cao tuổi đến viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Các cựu chiến binh được thanh niên tình nguyện hỗ trợ, hướng dẫn viết vào cuốn sổ cảm tưởng trong buổi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương thân, tương ái, đoàn kết và nhận đạo là điều con người Việt Nam luôn giữ trong mình. Trong giờ phút nghỉ trưa để đợi đến giờ mở cửa vào viếng cố Đại tướng, mọi người dân đã chia sẻ cho nhau những chỗ ngồi mát, những miếng bánh mỳ, những cốc nước và những câu chuyện về tình người, tình yêu quê hương đất nước, yêu và tôn kính vị lãnh đạo Võ Nguyên Giáp.
Những người nông dân ở các tỉnh xa vẫn không hề mệt mỏi khi đứng suốt hàng giờ theo dòng người đợi vào viếng. Họ vẫn yêu đời, luôn nở nụ cười trên môi và dành cho cố Đại tướng một niềm tiếc thương. Những người này tâm sự: "Chỉ cần được vào đứng trước bàn thờ của Bác để cảm ơn, để nói lời tri ân công ơn trời bể của Người là mãn nguyện rồi. Dù biết Bác đã ra đi thanh thản".
Những người đến viếng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Những cái ôm chặt khi gặp lại đồng đội, những bước đi dìu nhau để đến cuối con đường vào nơi thờ Đại tướng...
Hoàn tất công tác tổ chức lễ tang Đại tướng ở Đảo Yến
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình mất đi là tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Chiều qua, ngày 7/10, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức công bố Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sẽ là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Công tác chuẩn bị tổ chức lễ tang Đại tướng tại Quảng Bình đã được hoàn tất theo nghi lễ trang trọng nhất…
Trước thông tin này, trao đổi với Người đưa tin, Bí thư tỉnh Quảng Bình Lương Ngọc Bính cho biết: "Quê hương Lệ Thủy rất mong muốn Đại tướng được an nghỉ tại quê nhà nhưng đây là nguyện vọng của Đại tướng và gia đình nên Ban tang lễ đã theo ý nguyện của Đại tướng và gia đình".
Công tác tổ chức lễ tang Đại tướng ở Đảo Yến đã được hoàn tất.
Theo tìm hiểu của Người đưa tin, dù rất muốn nơi an nghỉ Đại Tướng tại quê hương Lệ Thủy nhưng trước tâm nguyện của Đại tướng và gia đình, bà con Lệ Thủy đã theo ý nguyện trên. Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến cách đèo Ngang 10km về phía Nam, cách quốc lộ 1 về phía biển khoảng 2-3km. Đây là một vũng biển nhỏ, đảo Yến nằm cách Vũng Chùa 2 km ngoài biển. Toàn bộ khu vực nằm trong khu vực khu công nghiệp cảng biển Hòn La, dưới chân Đèo Ngang. Đây là nơi trong tương lai sẽ là một khu kinh tế biển, du lịch cực lớn và đầy tiềm năng. Hòn La còn là cảng biển được coi là sâu và lý tưởng nhất nước ta. Khu vực biển Vũng Chùa được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm.
Theo quyết định, sau lễ truy điệu, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được đưa về Quảng Bình bằng máy bay và an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến. Khảo sát của Phóng viên, đường từ sân bay Đồng Hới đến đảo Vũng Chùa khoảng 50 km đường đi khá thuận lợi. Hiện công tác chuẩn bị cho lễ an táng tại Đảo Yến đã được hoàn tất. Sân bay Đồng Hới cũng đã chuẩn bị để tạo thuận lợi nhất cho lễ đưa tang Đại Tướng.
Để tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quảng Bình được diễn ra an toàn, trang trọng nhất, tỉnh Quảng Bình đã ra công văn số 396-CV/TU về việc tổ chức tang lễ Đại tướng. Công văn nêu rõ, thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức ngày 13/10 tại tỉnh Quảng Bình. Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi là một tổn thất lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Đường từ sân bay Đồng Hới đến đảo Vũng Chùa.
Để tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình bảo đảm trang nghiêm, tôn kính theo đúng nghi thức Quốc tang của Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban và Văn phòng Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh thực hiện tốt các nội dung như Thông báo rộng rãi, đầy đủ đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang trên địa bàn biết đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần và chương trình, kế hoạch về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ án táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự thiên tài của thế kỷ XX, vị tướng tài ba lừng danh thế giới, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, suốt đời phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cả cuộc đời vì nước, vì dân, đấu tranh cho hòa bình, tự do và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, là người con yêu quý, lỗi lạc của quê hương Quảng Bình để chia sẻ sự mất mát đau thương vô cùng to lớn của đất nước, của tỉnh, của gia đình Đại tướng và bạn bè quốc tế.
Đài truyền hình tỉnh truyền hình trực tiếp tang lễ
Trong 2 ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ 12 giờ ngày 11-10-2013 đến 12 giờ ngày 13-10-2013, các công sở, các nơi công cộng trên địa bàn toàn tỉnh treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện và chỉ đạo các địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện lễ viếng, lễ truy điệu, đón linh cữu và lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại quê nhà theo đúng quy định của Nhà nước, bảo đảm chu đáo, trang trọng, thể hiện tình cảm vô cùng thương tiếc, kính trọng, biết ơn Đại tướng.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Công an tỉnh Quảng Bình, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình và các cơ quan chức năng tổ chức công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ và các điều kiện cần thiết phục vụ tốt lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng, tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng, bảo đảm an toàn tuyệt đối; Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân biến đau thương thành hành động cách mạng; thường xuyên rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; Ban Chỉ đạo lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh thực hiện tốt sự chỉ đạo của Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang Trung ương để chỉ đạo triển khai thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các ban Tỉnh ủy theo dõi, tổng hợp đầy đủ tình hình thực hiện các nội dung nêu trên, kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ đạo và Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thiên nhiên tuyệt đẹp của Đảo Yến.
Đài PT-TH tỉnh tổ chức tiếp sóng truyền hình trực tiếp lễ viếng, lễ truy điệu và an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh và mở chuyên mục đặc biệt về Đại tướng để thông tin cho các tầng lớp nhân dân và chiến sỹ các lực lượng vũ trang trong tỉnh theo dõi. Phát động phong trào toàn dân biến đau thương thành hành động cách mạng; thường xuyên rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Theo Bí thư tỉnh Quảng Bình Lương Ngọc Bính cho biết, đến thời điểm này công tác chuẩn bị đã được tỉnh Quảng Bình hoàn tất.
Sáng sớm ngày 8/10, dòng người từ các địa phương trong tỉnh Quảng Bình và trên cả nước tiếp tục nối chân nhau đến nhà lưu niệm Đại tướng tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy để thắp hương viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đặc biệt, rất nhiều học sinh phổ thông các trường trên địa bàn đã chủ động rủ nhau đến viếng.
Báo điện tử Người đưa tin tiếp tục cập nhật…
Ban Chỉ đạo lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại tỉnh Quảng Bình gồm:
|
Vượt hàng nghìn cây số để viếng Đại tướng
11h5 ngày 8/10: Cùng người dân trong ấp, cụ bà Lê Thị Quế (75 tuổi, đội nón) đã vượt hàng nghìn cây số từ tỉnh Đồng Tháp ra viếng Đại Tướng buổi sáng nay.
Cụ Quế dù chưa một lần được gặp vị Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng "Đại tướng mất đi là niềm thương tiếc lớn của người dân cả nước. Hay tin Đại tướng mất, hơn 2 ngày qua, vượt quãng đường xa, bà con chúng tôi sáng sớm nay mới ra tới đây mong muốn được vào viếng Đại tướng một lần để được tỏ lòng kính trọng và tiếc thương Người".
Dòng người mỗi ngày một đông ké dài hết đường Điện Biên Phủ ngay trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từng dòng người nối đuôi nhau lặng lẽ chờ đợi vào viếng.
Nhiều du khách nước ngoài cũng lẫn vào đoàn người chờ đợi hơn 2 tiếng đồng hồ để được vào viếng.
Một chiến sĩ già bị liệt được đoàn tháp tùng.
Ông Lê Văn Tình (58 tuổi, bên trái) ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) là cựu binh từng đóng quân ở trung đoàn 575, sư đoàn 470 hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên, Đắc Lak xưa, cho biết ông từng gặp Đại tướng một lần. "Lần ấy tôi không thể nào quên được, tôi có gửi tặng Đại tướng một câu đối. Phu nhân Đại tướng đã rất thích và khen ngợi. Sau đó Đại tướng còn bắt tay tôi. Cái bắt tay đó cả đời này tôi không bao giờ quên", ông Tình xúc động nói.
Một bó hoa trong dòng người đến viếng.
Trong đó nhiều người còn màn cả hoa chuối rừng đến viếng Đại tướng.
Hơn 11 giờ trưa, chỉ còn một tiếng nữa là đến giờ nghỉ trưa nhưng rất đông người lặng lẽ chờ đợi vào thăm viếng.
Xúc động hình ảnh người dân viếng Đại tướng
8h15 ngày 8/10: Hôm nay là ngày thứ 3 người dân được vào viếng Đại tướng tại nhà riêng. Dòng người đổ về đây vẫn rất đông, họ mang theo những bó hoa, những bức ảnh và những vần thơ đầy cảm động về Người. Mọi người vẫn đến từ rất sớm để viếng Đại tướng. Từ 6h hơn, người dân đã tự xếp thành hàng dài trên đường Hoàng Diệu.
Từ sáng sớm, trước cửa nhà Đại tướng đã có rất đông người đợi.
Gần giờ mở cửa, mọi người tự động xếp hàng để được vào viếng Người.
Những người đầu tiên trong ngày thứ 3 được vào viếng Đại tướng.
Lực lượng cảnh vệtận tình hướng dẫn người dân vào viếng.
Người phụ nữ này mặc bộ áo dài truyền thống mang hình lá cờ Tổ quốc đến viếng Đại tướng.
Phu nhân đại tướng sốc sau mất mát
Á hậu Trương Thị May xếp hàng 6 tiếng để được viếng Đại tướng
8h ngày 7/10: Đã hết giờ nhưng dòng người vẫn kiên nhẫn đợi được vào viếng Đại tướng, trong đó có những em học sinh quàng khăn đỏ, các sinh viên tình nguyện trong màu áo xanh... Họ hy vọng buổi viếng chiều nay được kéo dài thêm 30 phút như hôm qua
Khoảng 18h, những người chờ đợi ở cuối hàng cũng đã được vào viếng Đại tướng.
Cảnh sát và thanh niên tình nguyện đảm bảo trật tự cho người dân vào viếng.
Dòng người cuối cùng trong ngày vào viếng Tướng Giáp.
Một sinh viên đến muộn nhưng vẫn kịp vào viếng.
Đội thanh niên tình nguyện tổng kết sau ngày làm việc vất vả.
Các em học sinh nghiêm túc xếp hàng đợi được vào viếng Đại tướng.
Màu áo xanh của sinh viên tình nguyện gây chú ý trong đoàn người dài.
Sắp hết giờ viếng chiều nay nhưng những người xếp hàng vào viếng Đại tướng vẫn còn rất đông.
Nước mắt không ngừng rơi trong lễ viếng Đại tướng
15h30: Ngay từ sớm, hàng xe ba gác của hội Cựu chiến binh treo cờ đỏ sao vàng đi nối thành một hàng dài. Họ đeo trên tay những chiếc băng đen để tỏ lòng đau xót trước sự ra đi của Đại tướng. Một bác cựu chiến binh trong đoàn cho hay: "Ngày hôm qua chúng tôi đã đặt may cờ, mua băng đen để hôm nay kịp đến viếng Người".
Người phụ nữ này ngồi viết cảm tưởng mà không kìm nổi những giọt nước mắt.
Người chiến binh già xúc động kể về Đại tướng.
Sức khỏe không tốt nhưng cụ bà vẫn quyết tâm đến viếng Đại tướng.
Cựu chiến binh này đến từ Nha Trang. Ông nghẹn ngào trả lời phỏng vấn.
Cụ Nguyễn Trấn, nay đã 90 tuổi, nguyên là Đại tá trong quân đội, nhà ở chợ Đồng Xuân – Hà Nội đã bắt taxi đến đây từ sớm. Trong lúc chờ đợi những người đồng ngũ, đứng trước căn nhà số 30 Hoàng Diệu, cụ khóc. Cụ chia sẻ: "Việt Nam phúc đức mới có một người như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một trăm, một nghìn năm sau, người ta mãi nhắc đến Người như một huyền thoại". Từ hôm Đại tướng mất, cụ Nguyễn Trấn đã treo cành rủ ở nhà để tang Người.
Bà Bình (mặc áo nâu) năm nay cũng ngoài 80 tuổi. Dù bị bệnh cao huyết áp nhưng bà vẫn đến viếng Đại tướng. Bà rơm rớm nước mắt: "Cả cuộc đời bà chưa bao giờ được đứng gần Đại tướng, nhưng bà hết mực yêu quý và kính trọng Người.
Những tiếng khóc nấc và nước mắt không ngừng tuôn rơi trong lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Buổi viếng Đại tướng chiều nay mở sớm hơn 15 phút
14h 15 ngày 7/10: Trước số lượng người đến viếng ngày càng đông, cửa nhà Đại tướng lại mở sớm hơn quy định 15 phút. 13h45, người dân đã được vào viếng. Những cựu binh già đứng ngay ở hàng đầu, trang phục chỉnh tề để chào Đại tướng của mình lần cuối.
Các cựu binh trang phục chỉnh tề, đứng nghiêm trước cổng nhà Đại tướng.
Họ là những người đầu tiên được vào viếng Đại tướng trong chiều nay.
Lực lượng thanh niên tình nguyện đứng bên hàng để đảm bảo trật tự.
Đội cảnh vệ cũng làm việc liên tục.
Chia nhau miếng bánh, chỗ ngồi đợi đến giờ viếng Đại tướng
12h40 ngày 7/10: Dù Hà Nội đã sang thu nhưng trưa nay, trời nắng khá to. Đang là giờ nghỉ trưa nhưng hàng nghìn người vẫn xếp hàng trước cổng nhà Đại tướng. Họ ngồi nghỉ tại chỗ để chiều được vào viếng Người. Mọi người ngồi ngay tại hàng, chia nhau từng miếng bánh mì và nước uống để đợi đến 14h, được vào viếng Đại tướng.
Một số tranh thủ lót dạ bằng bánh mỳ và nước lọc.
Họ chia nhau miếng bánh mì.
Những người chưa kịp vào viếng Đại tướng trah thủ thời gian giữa trưa nghỉ ngơi, ăn uống.