Trực vớt cá vàng trong ngày cúng ông Công - ông Táo

Trực vớt cá vàng trong ngày cúng ông Công - ông Táo

Nguyễn Ngọc Lâm

Nguyễn Ngọc Lâm

Thứ 2, 28/01/2019 13:51

Hôm nay (23 tháng Chạp), theo phong tục là ngày tiễn ông Công - ông Táo về chầu trời sau khi cúng xong xuôi, rất đông người dân đem cá chép vàng phóng sinh xuống ao, hồ. Đây cũng là dịp để một số người tranh thủ vớt cá vàng để kiếm thêm thu nhập.

Sáng nay, 23 tháng Chạp là ngày tiễn ông Công - ông Táo về chầu trời. Người dân Hà Nội tấp nập kéo nhau ra các địa điểm ven hồ Tây, cầu Long Biên, hồ Thành Công, hai bên bờ sông Hồng… để thả cá chép. Nhiều bàn thờ cũ, tro, bát hương cũng bị người dân quẳng xuống sông, hồ.

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, hồ Thành Công mặc dù chỉ có diện tích khá khiêm tốn, môi trường nước cũng đã bị ảnh hưởng do số lượng cá dày đặc cộng thêm rác thải của những hộ dân buôn bán đổ trực tiếp xuống hồ. Thế nhưng nhiều người vẫn quyết định chọn đây là nơi để phóng sinh cá chép cho ông Công - ông Táo về chầu trời.

Người dân trực vớt cá chép ngày cúng ông Công ông Táo

Một số người cẩn thận hơn bắt từng con cá ném ra xa. Cá chép lóp ngóp bơi trong làn nước ô nhiễm với bề mặt phủ đầy tro vàng mã. Trong khi đó, ở một góc hồ, một số người đã đứng đợi với dụng cụ thô sơ nhu vợt, rổ,... để vớt cá khiến nhiều người chứng kiến tỏ ra bức xúc.

Cô Nguyễn Thị Hoa (Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) bức xúc chia sẻ: “Tôi thấy rất  buồn vì hành động của một bộ phận nhỏ người dân ý thức quá kém. Họ thử đặt mình vào trường hợp những gia đình khác, họ sẽ nghĩ sao khi những con cá mình vừa phóng sinh đã bị người khác vớt về”.

Văn hoá - Trực vớt cá vàng trong ngày cúng ông Công - ông Táo

Người dân Thủ đô tấp nập ra Hồ Tây để phóng sinh cá cúng ông Công - ông Táo.

Đồng quan điểm với cô Hoa, chú Thắng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hành động của những người đó là không thể chấp nhận được. Tôi đã khuyên ngăn, yêu cầu những người vớt cá vàng thôi ngay hành động đó nhưng họ đều bỏ ngoài tai và nói không phải việc của ông. Bên cạnh đó, nhiều người khi phóng sinh còn thả luôn tro xuốn hồ khiến môi trường nước ở đây cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý đối với những trường hợp này để bảo vệ môi trường và giữ gìn nét đẹp của phong tục cúng ông Công - ông Táo”.

Khi PV ngỏ ý hỏi về số cá vàng vớt được sẽ làm gì, một người đàn ông trung niên vừa vớt vừa nói: “Chỉ lo không bắt được cá chứ bắt về đầy cái để làm, một là lát đem ra chợ bán kiếm tiền không thì về thả bể, rán lên ăn,... mình không bắt người khác cũng bắt hết ngay mà”.

Trái lại với những ý kiến trên, một số người lại tỏ ra đồng tình với việc vớt cá phóng sinh và cho đó là hành động bảo vệ môi trường.

Văn hoá - Trực vớt cá vàng trong ngày cúng ông Công - ông Táo (Hình 2).

Người dân đã trực ở một góc hồ với những dụng cụ như vợt, chậu,... để vớt cá.

Ông H. (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Vớt cá này là bình thường mà, kiểu gì nó cũng chết để lại phí đi. Vớt cá này còn giúp bảo vệ môi trường nước ở đây nữa vì những ngày này lượng cá mà người dân thả xuống là rất lớn dẫn đến tình trạng cá chết hàng loạt rồi nắng lên bốc mùi kinh lắm.

Ai có bể cá thì vớt về chơi cũng được mà, tôi cũng muốn vớt mấy con mà tiếc là không có vợt để hớt thôi”.

Dịp tiễn ông Công - ông Táo năm nay, tình hình có khả quan hơn. Lác đác ở khu vực hồ Thành Công, hồ Tây, hồ Giảng Võ,… mặc dù vẫn còn nhiều túi ni-lon bị vứt lại, nhưng nhìn chung không còn “nhức mắt” như những năm trước. Có được kết quả đó là nhờ công tác tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện truyền thông, những con người thầm lặng vớt rác thải, thu gom túi ni-lon,... Hơn nữa, ở mỗi điểm phóng sinh cá đều được bố trí xe rác, thùng đựng rác để người dân có thể thuận tiện hơn trong việc để rác thải trong ngày cúng ông Công - ông Táo đúng nơi quy định.

Nguyễn Lâm - Thành Long

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.