“Chúng tôi thu thập thông tin từ khắp thế giới – xảy ra những vụ việc tội ác nào chống các nhà báo - và xem chúng ta có thể làm được gì chăng. Ví dụ, số lớn các nhà báo đã bị giết hại ở Mexico, bởi ở đó diễn ra cuộc chiến giữa các băng đảng ma túy và các nhà báo đơn giản là hứng đạn trong khi tác nghiệp. Những kẻ thủ ác thế mà vẫn chưa hề bị đưa ra tòa, và nói chung các vụ tội phạm không được khám phá. Tôi dẫn Mexico làm thí dụ, bởi đó quả là một thực tế kinh khủng".
Các nhà báo đồng nghiệp bên cạnh thi thể Abdisalam Hiis, một nhà báo bị giết ở Mogadishu ngày 18/12/2011. Ảnh: Hội Nhà báo quốc gia Somalia
Người đứng đầu tổ chức này nhấn mạnh: "Có thể sẽ tổ chức cử sứ đoàn của chúng tôi đến đó và tiến hành đàm phán với ban lãnh đạo đất nước, thu hút sự chú ý của họ và để trừng phạt những kẻ dã man gây tội ác và nỗi kinh hoàng cho các đồng nghiệp của chúng tôi”.
Bà Galina Sidorova lưu ý rằng trong sáu tháng đầu năm 2012 thế giới đã tổn thất 72 nhà báo. Tất cả họ đều bị sát hại khi đang thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp phục vụ cộng đồng, phản ánh diễn biến sự kiện tại những điểm nóng toàn cầu, hoặc tiến hành những cuộc điều tra.
Chủ tịch Viện Báo chí Quốc tế Galina Sidorova
"Bảo vệ các nhà báo là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu", chủ tịch Viện Báo chí Quốc tế nhấn mạnh.
Vấn đề quan tâm của bà là báo giới chuyên nghiệp làm thế nào để đứng vững được trong cuộc cạnh tranh khá gay go với những phương tiện truyền thông mới trong thời đại kinh tế thị trường và với cái gọi là báo chí nhân dân, khi thông tin tán phát không qua báo chí và những bản tin thời sự truyền hình-phát thanh chuyên nghiệp, mà qua các mạng xã hội và blog cá nhân trên Internet và thực tế suy giảm trình độ chuyên môn của các nhà báo trong những năm gần đây.
Theo bà Galina Sidorova, thực trạng này khiến tất cả báo giới đều bận tâm, từ những “người khổng lồ” như CNN cho đến kênh truyền hình nhỏ bé ở châu Phi.
Tin hữu ích: Ở Việt Nam gần đây nhà báo liên tục bị hăm dọa, bị tấn công khi đang tác nghiệp báo chí. Các vụ việc phóng viên báo Nông thôn Ngày nay bị đánh, hai nhà báo thuộc VOV bị cảnh sát đánh, nhiều phóng viên thường trú ở miền Trung bị hăm dọa được đăng tải trên các mặt báo.
Tại Hà Tĩnh, đại tá cảnh sát từ chối nghĩa vụ bảo vệ phóng viên.
> Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ hành hung phóng viên tại Cần Thơ
Người canh gác và giám sát cho tự do ngôn luận Viện Báo chí Quốc tế (International Institute) liên kết các biên tập viên chính và phóng viên của báo giới hàng đầu, các kênh truyền hình và đài phát thanh từ hơn 120 quốc gia. Hơn 60 năm qua, tổ chức độc lập này là người canh gác giám sát cho tự do ngôn luận. Tại Đại hội thường niên lần thứ 63, bà Galina Sidorova được bầu làm chủ tịch Viện. Lần đầu tiên tổ chức báo chí lâu năm này có nhà lãnh đạo là một đại diện của nước Nga. Bà Sidorova trở thành người phụ nữ thứ hai trong lịch sử nhận trọng trách đứng đầu Viện Báo chí quốc tế. Toàn thể các thành viên trong Đại hội Truyền thông Thế giới đã nhất trí dành lá phiếu tín nhiệm cho nhà báo nữ của Nga. Galina Sidorova bắt đầu sự nghiệp báo chí tại tạp chí chính trị Thời mới. Bà làm phóng viên đặc biệt và phụ trách chuyên mục, xông xáo viết bài từ tất cả các điểm nóng của Liên Xô cũ. Trong những năm 90, bà được mời làm việc tại Bộ Ngoại giao Nga. Đến năm 2000, Galina Sidorova tròn 10 năm đứng đầu báo Tuyệt mật, định hướng vào các hồ sơ điều tra. Cách đây chưa lâu Galina Sidorova cùng với các đồng nghiệp đã thành lập tại Matxcơva Quỹ điều tra của nghề báo. |
Thụy Vân (tổng hợp)