Theo Reuters, từ năm 2010, Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thảo luận một bộ quy tắc hướng tới việc tránh xung đột giữa các bên đưa ra yêu sách ở vùng biển nhộn nhịp này.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân. (Ảnh: China Daily)
Tháng trước, Tòa trọng tài thường trực PCA tại La Haye, Hà Lan đã tuyên bố Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với yêu sách “đường chín đoạn, đường lưỡi bò” phi lý ở Biển Đông. Tuyên bố trên đã khiến Bắc Kinh giận dữ và phủ nhận phán quyết trên của tòa án.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục theo đuổi các hoạt động ngoại giao.
China Daily cho biết, tại cuộc gặp ở Mãn Châu Lý phía đông bắc Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tái khẳng định kế hoạch giải quyết tranh chấp tại Biển Đông thông qua đối thoại và sử dụng một khuôn khổ các quy tắc của khu vực.
Hai bên đã nhất trí tiếp tục thực thi DOC và tái khẳng định các kế hoạch: giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, quản lý bất đồng dựa trên một khuôn khổ các quy tắc của khu vực, tăng cường hợp tác biển, và hướng tới đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực.
Hội nghị đã nhất trí về tầm quan trọng của đường dây nóng ngoại giao cấp cao giữa Trung Quốc và ASEAN để giải quyết các trường hợp khẩn cấp trên biển và một tuyên bố chung về việc áp dụng các quy định liên quan đến các sự cố bất ngờ giữa Trung Quốc và ASEAN tại Biển Đông.
Bắc Kinh và các nước ASEAN đã đồng ý hoàn thành việc xây dựng khung của COC vào giữa năm 2017, và cũng thông qua những nguyên tắc về một đường dây nóng ngoại giao Trung Quốc – ASEAN trong các trường hợp khẩn cấp trên biển.
Hai bên cũng đồ