Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ở châu Á sở hữu vũ khí hạt nhân, vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc đã được thực hiện vào năm 1964. 47 năm qua kích thước kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc chưa bao giờ có một thống kê nào mang tính khả thi nhất.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Trung Quốc có khoảng 250 đầu đạn hạt nhân nhưng con số này có vẽ rất vô lý, ngay như Pakistan một quốc gia thua kém Trung Quốc về mọi mặt trong vòng 13 năm đã sản xuất được 110 đầu đạn hạt nhân trong khi Trung Quốc có đến 47 năm phát triển.
Tuy vậy con số vô nghĩa này lại được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các ấn phẩm của phương Tây và Nga. Một chi tiết rất đáng lưu ý là sự phát triển vũ khí hạt nhân ở Trung Quốc nằm ngoài sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 cùng các phương tiện hỗ trợ tại một căn cứ của lực lượng Nhị pháo.
Bao nhiêu tên lửa không ai biết
Kho vũ khí của lực lượng Nhị pháo (cách gọi lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc) có bao nhiêu tên lửa thực sự là một ẩn số lớn. Các số liệu báo cáo hiện nay của Cơ quan tình báo không gian Mỹ cho biết, Trung Quốc có khoảng 30 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-31/DF-31A, 24 ICBM DF-5. Tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM có 20 DF-4, 30 DF-3A, 90 DF-21/DF-21A, tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật có 600 DF-11, 300 DF-15.
Tuy nhiên đây chỉ là “phần nỗi của tảng băng trôi” con số thực tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bắc Kinh có một khu phức hợp công nghiệp quốc phòng lớn ở miền Trung với năng lực sản xuất chưa bao giờ được kiểm chứng cùng với hệ thống “vạn lý trường thành” trong lòng đất có thể chứa hàng chục ngàn tên lửa mà gần như không thể kiểm soát được bằng các biện pháp trinh sát bên ngoài.
Những năm 1980 tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ kỹ thuật đầu đạn hạt nhân W-88 trang bị cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident và bom neutron của Mỹ điều đó cho phép Trung Quốc đạt được những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ, giảm thời gian phát triển xuống khoảng 10 năm và tiết kiệm được hàng trăm tỷ USD.
Những năm 1990 năng lực của công nghiệp hạt nhân Trung Quốc có thể sản xuất 140 đầu đạn/năm. Ngay cả khi 250 đầu đạn cũ đã được tháo dỡ thì với năng lực sản xuất của Trung Quốc thì đó là một con số đáng báo động.
Cơ cấu tổ chức của lực lượng Nhị pháo chia thành 6 căn cứ chính với tổng số lên đến 38 lữ đoàn tên lửa từ tầm ngắn, tầm trung đến liên lục địa, quân số khoảng 120.000 người. Với quy mô lớn như vậy số lượng tên lửa của lực lượng Nhị pháo phải cao hơn nhiều so với con số nói trên.
Mặt khác, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có kho tên lửa đa dạng và đồ sộ nhất đủ tầm bắn các loại. Trong khi Mỹ-Nga bị giới hạn bởi Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START thì Trung Quốc chẳng chiu sự sàng buộc của bất kỳ quy định quốc tế nào. Gần đây họ còn bổ sung thêm tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ đất liền CJ-10 với tầm bắn khoảng 3.000km, Nga-Mỹ không có loại vũ khí tương tự.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31A và tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật DF-15 trong một cuộc diễu hành.
Trú ẩn trong lòng đất không ai hay
Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống đường hầm đồ sộ trong lòng đất được ví là “vạn lý trường thành” trong lòng đất làm kho bảo quản, dự trữ cũng như hệ thống điều khiển trung tâm cho lực lượng Nhị pháo.
Hệ thống đường hầm được xây dựng kiên cố hóa với khả năng chịu được vụ tấn công hạt nhân từ trên mặt đất. Vạn lý trường thành trong lòng đất sẽ cung cấp cho lực lượng Nhị pháo một căn cứ an toàn để bảo vệ các tên lửa chiến lược của mình cũng như có thể thực hiện các hoạt động sản xuất ngay bên trong mà không thể kiểm soát được.
Theo báo cáo từ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Karber, hệ thống đường hầm này đang lưu trữ khoảng 3000 đầu đạn hạt nhân, cao gấp 10 lần so với con số ước tính của tình báo Mỹ. Không còn nghi ngờ gì nữa, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chắc chắn lớn hơn nhiều so với Anh, Pháp và có thể lớn hơn cả 4 quốc gia hạt nhân cộng lại bao gồm (Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên).
Sau khi Nga-Mỹ gia tăng cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, kích thước kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc có thể đã đuổi kịp 2 cường quốc này và có thể còn vượt qua Nga-Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân. Gần đây Trung Quốc cũng đã phát triển một ICBM mới mang tên DF-41 có thể tạo ra mối đe dọa lớn cho nước Mỹ.
Tuy nhiên, kích thước kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ là một ẩn số mãi nằm im trong bóng tối, nếu nó được công bố sẽ tạo ra một làn sóng phản ứng dữ dội đối với các nước trên thế giới.
Minh Tâm (Theo VPK)