Ngày 3 tháng 9, tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho biết, theo hãng tin CCTV Trung Quốc ngày 1 tháng 9, khi khảo sát tàu sân bay Liêu Ninh từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 8, ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương đã đặc biệt đến thị sát Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương, lên ngồi ở khoang lái của máy bay chiến đấu hải quân thế hệ thứ nhất Trung Quốc – máy bay chiến đấu J-15 "Phi Sa" và tìm hiểu tình hình nghiên cứu phát triển máy bay J-15 của tập đoàn này.
Đồng thời, một đoạn tin của CCTV còn tiết lộ, phiên bản sản xuất hàng loạt của máy bay chiến đấu J-15 chính thức xuất hiện, hơn nữa ông Tập Cận Bình còn chụp ảnh chung với 36 phi công máy bay hải quân – số lượng phi công này đủ để thành lập 1-2 trung đoàn máy bay hải quân.
Theo bài báo, vào tháng 11 năm 2012, máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh. Máy bay chiến đấu hải quân từ khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941 đến nay luôn là “kẻ thống trị trên biển-trên không” trên toàn cầu và đến nay, Trung Quốc đã gia nhập làm thành viên của “gia tộc thịnh vượng” này.
Được biết, máy bay J-15 được Tập đoàn chế tạo máy bay Thẩm Dương sao chép từ máy bay nguyên mẫu Su-33 của Nga, nghiên cứu phát triển trên nền tảng máy bay chiến đấu nội địa J-11. Mấy loại máy bay này đều có nguồn gốc từ máy bay chiến đấu nổi tiếng Su-27 Flanker, cũng đã kế thừa khuôn mẫu kiểu thiên nga đẹp của Su-27.
Máy bay chiến đấu J-15 dùng để trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc
Tháng 8 năm 2009, máy bay J-15 đã tiến hành bay thử lần đầu tiên. Ngày 5 tháng 11 năm 2012, tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc chính thức công bố tin tức về hoạt động cất cánh chạm tàu của máy bay chiến đấu hải quân Trung Quốc.
Ngày 25 tháng 11 năm 2012, cùng với việc phi công Đới Minh Minh điều khiển máy bay J-15 số hiệu 552 cất/hạ cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh, máy bay J-15 Phi Sa cuối cùng đã bộc lộ “mạng che mặt bí ẩn”.
Năm 2013, tàu sân bay Liêu Ninh nhiều lần được đưa ra biển tiến hành thử nghiệm và huấn luyện, đồng thời đã tiến hành huấn luyện bay cất/hạ cánh nhiều lần ở biển Bột Hải. Theo bài báo, không lâu nữa sẽ tiến hành huấn luyện nguy hiểm - cất cánh kiểu nhảy cầu mang theo đạn dược.
Hình ảnh trên CCTV cho thấy J-15 bôi sơn màu xám, lồng chỉnh lưu radar đầu máy bay có màu xám đậm, sau khoang lái phía dưới mặt bên còn vẽ lá cờ của Hải quân Trung Quốc.
Bài báo phỏng đoán, đây có thể chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của máy bay Phi Sa. Bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, việc thiết kế máy bay đã kết thúc, các thông số tính năng đã được xác định, là tiêu chí quan trọng để đưa máy bay chiến đấu vào sử dụng.
Nhìn vào hình ảnh trên CCTV cho thấy, hình dáng máy bay J-15 giống như đúc máy bay Su-33 trang bị cho tàu sân bay Kuznetsov Nga, thậm chí ngay cả vị trí gập cánh đuôi cũng như vậy.
Máy bay chiến đấu J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh
Tờ “Khoa học công nghệ mũi nhọn” phân tích cho rằng, bố cục khí động học và kết cấu của J-15 đã tham khảo Su-33, nguyên nhân chính là để tiết kiệm thời gian nghiên cứu chế tạo, đáp ứng nhu cấp cấp bách sở hữu máy bay trang bị cho tàu sân bay, giành quyền kiểm soát trên biển và sở hữu năng lực tấn công đối hải của Hải quân Trung Quốc.
Theo chuyên gia quân sự, do J-15 là máy bay được nghiên cứu chế tạo mới nhất, thiết bị điện tử của nó rất có thể dẫn trước một thế hệ so với máy bay chiến đấu J-11, máy bay sử dụng radar Doppler mạch xung, vượt xa máy bay Su-33 về radar; có thể lắp radar mảng pha quét điện tử chủ động và thiết bị điện tử hàng không theo tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đạt trình độ máy bay F/A-18E/F của Mỹ trên phương diện này.
Máy bay chiến đấu J-15
Theo tờ “Kanwa Defense Review” Canada, máy bay J-15 đã sử dụng phiên bản cải tiến hải quân của động cơ phản lực Thái Hành, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội đã tăng lên, làm cho sức bật và khả năng tăng tốc của máy bay mạnh hơn.
Bài báo cho biết, máy bay chiến đấu Phi Sa trang bị tên lửa chống hạm YJ-62 do Trung Quốc tự sản xuất, tầm bắn có hiệu quả có thể đạt trên 400 km, đã tiếp cận bán kính tuần tra của máy bay chiến đấu hải quân. Đối với các loại tàu chiến trong đó có tàu sân bay Mỹ, máy bay chiến đấu J-15 có khả năng “răn đe mạnh”.
Theo Giáo dục Việt Nam