Trong một trận hải chiến được ghi chép trong lịch sử giữa đội thuyền Trung Quốc với hải quân địa phương ở vùng biển Sri Lanka hơn 600 năm trước, các nhà sử học tin rằng một kho báu khổng lồ chứa vàng, đá quý và các đồ chế tác tôn giáo đã bị đánh chìm xuống đáy Ấn Độ Dương.
Theo sử sách, một hoặc nhiều con tàu chở kho báu trên thuộc hạm đội của Đô đốc Trịnh Hòa - một trong những nhà thám hiểm hàng hải vĩ đại nhất mọi thời đại.
Truyền kỳ về Trịnh Hòa đang được nhiều nhà nghiên cứu thế giới bắt tay vào khảo cứu và thực nghiệm để làm sáng tỏ cuộc tranh luận từ nhiều thế kỷ về sự tồn tại của nhân vật này, bên cạnh tung tích kho báu biến mất bí ẩn từ triều đại nhà Minh (1368-1644).
Trong các tài liệu đều xác nhận Đô đốc Trịnh Hòa là một người Hồi, sinh vào khoảng năm 1371. Trong khoảng thời gian từ năm 1405 đến 1433, ông đã tiến hành 7 chuyến phiêu lưu vượt đại dương, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên vùng đại dương rộng lớn, trải dài từ Đông Nam Á sang Đông Phi.
Vào khoảng năm 1410, 1411, Trịnh Hòa mở lệnh tấn công vào đảo Ceylon, tên cũ của Sri Lanka. Ở thời điểm đó, Trung Quốc được cho là có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất trên thế giới. Hạm đội của Trịnh Hòa có hơn 300 tàu, trong đó chiếm 1/5 là “tàu kho báu”.
Kể từ năm 2015, một nhóm các nhà khoa học và các nhà khảo cổ được tài trợ bởi Chính phủ Trung Quốc sử dụng thiết bị cảm biến quân sự hiện đại, đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát đáy biển dọc theo bờ biển Sri Lanka với hy vọng định vị các tàu kho báu đang chìm sâu. Trong một bài báo được viện Khoa học Trung Quốc đăng tải vài ngày trước cho biết, các nhà nghiên cứu đã xác định được địa điểm con tàu đắm có thể chứa kho báu.
Trong vòng hai tuần nữa, một cuộc khảo sát mới sẽ được tiến hành dưới sự dẫn dắt bởi Giáo sư Hu Changqing, Giám đốc phòng thí nghiệm Âm học Thượng Hải. Các robot lặn biển sẽ được huy động xuống độ sâu khoảng 7km để tiến hành tìm kiếm. Để ngăn chặn sự phá hoại của các nhóm thợ săn kho báu, mọi hoạt động sẽ được tiến hành trong bí mật...