Theo báo cáo này, trong vòng 20 năm tới, các nước trên thế giới sẽ chi khoảng 745 tỷ USD để mua tàu chiến mới. Mặc dù chưa hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng Mỹ vẫn là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới trong hai thập kỷ tiếp theo. Hải quân Hoa Kỳ sẽ chi tổng cộng 300 tỷ USD để mua 305 tàu chiến đấu mặt nước, tàu ngầm và tàu vận tải-hậu cần, theo báo cáo này.
Chiến hạm 056
Các nước khác trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương sẽ chi tiêu khoảng 180 tỷ USD cho hải quân, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tham gia vai trò hàng đầu. Trong tương lai gần, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Ấn Độ sẽ chiếm khoảng khoảng 30% số tàu chiến mới được trang bị của khu vực, tương đương với ít nhất 100 tàu chiến đấu mới, tính đến năm 2033.
Mặc dù số lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc (PLA) đang tăng lên nhanh chóng nhưng vẫn không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ, nhiều hơn Trung Quốc khoảng 200 tàu, chưa kể tính năng các tàu này cũng tiên tiến hơn rất nhiều.
Hộ tống hạm Type 056 của Trung Quốc
Cung theo báo cáo, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không chỉ tập trung vào sự phát triển của tàu sân bay, còn còn dành mối ưu tiên cho phát triển tàu ngầm. Trong hai thập kỷ tới, ước tính 100 tàu ngầm sẽ được xây dựng bởi các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong cuộc triển lãm hải quân quốc tế, này Nga cũng đã giới thiệu một số tàu chiến mặt nước và tàu ngầm thế hệ mới nhiều tiềm năng.
Hộ tống hạm Steregushchy của Nga được nhiều quốc gia quan tâm
Một trong những con tàu đó phải kể đến hộ tống hạm Steregushchy (Kẻ Thách thức) do phòng thiết kế Almaz ở St Petersburg thực hiện. Con tàu được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu ở vùng ven biển.
Sau khi Hải quân PLA mua các tàu hộ tống, nó có thể được sử dụng chống lại các tàu chiến Littoral của Hải quân Mỹ.
Nga cũng đã giới thiệu tàu ngầm Đề án 950 Amur, được thiết kế bởi Cục Thiết kế Rubin. Các tàu ngầm có khả năng mang 10 tên lửa hành trình, báo cáo cho biết.
Tường Bách