Trung Quốc muốn tiếp tục chế tạo siêu trực thăng của Xô viết?

Trung Quốc muốn tiếp tục chế tạo siêu trực thăng của Xô viết?

Thứ 7, 24/08/2013 13:11

Tại cuộc họp Nga – Trung Tân do hai Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin và Wang Yang chủ trì vừa diễn ra tại TP.Cáp Nhĩ, với nội dung chính là hợp tác kinh tế và nông nghiệp, phía Nga tiết lộ: Trung Quốc bày tỏ mối quan tâm tới việc tiếp tục sản xuất các trực thăng hạng nặng có từ thời Xô viết như Mi-26 và đặc biệt là mẫu thử nghiệm Mi-12.

Mi-26 Halo là trực thăng hạng nặng hoạt động trong cả lĩnh vực vận tải và quân sự lớn do hãng Mil chế tạo. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất thế giới từng được sử dụng. 

Mi-26 được thiết kế để sử dụng trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ một loại máy bay trực thăng nào từng có trước đó. Chiếc Mi-26 đầu tiên cất cánh ngày 14/12/1977 và lần đầu tiên phục vụ trong quân đội Xô viết năm 1983.

Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay).

Tuy chỉ hơi nặng hơn chiếc Mil Mi-6, nó có thể nâng khối lượng hàng hóa tới hơn 20 tấn hoặc có thể vận chuyển tới 90 binh lính; Mi-26 có tốc độ lớn nhất 295 km/h, tầm bay 1.920 km, trần bay 4,6 km.

Tại cuộc họp ở Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã đề nghị phía Nga cung cấp một số thông tin liên quan đến lĩnh vực máy bay trực thăng hạng nặng. Đặc biệt, phía Trung Quốc quan tâm tới việc chết tạo loại trực thăng vận tải siêu nặng, mà năng lực vận chuyển có thể gấp đôi cả Mi-26.

Phó Thủ tướng Rogozin cho rằng, một thiết kế như vậy sẽ có tương lai tuyệt vời, ông không không đồng ý với ý kiến cho rằng thị trường hàng không thế giới hiện nay không có nhu cầu đối với một thiết bị bay lớn như vậy.

Các chuyên gia Trung Quốc, nhà sản xuất máy bay, và cả Phó Thủ tướng Trung Quốc cũn đã sẵn sàng để bắt đầu các cuộc tham vấn đầu tiên trong khuôn khổ dự án hợp tác. Kết quả cuối cùng của việc đàm phán sẽ được đưa ra trong một thời gian ngắn tới đây để hai bên có thể công bố việc ký kết thỏa thuận và bắt đầu dự án chế tạo máy bay trực thăng vận tải siêu nặng.

Tiêu điểm - Trung Quốc muốn tiếp tục chế tạo siêu trực thăng của Xô viết?

Mi - 12

Thiết bị bay siêu khủng được nói tới chính là dự án siêu trực thăng Mi-12 (hay còn gọi là V-12). Đầu những năm 1960, cục thiết kế Mil Mosocow (Liên Xô) bắt tay vào phát triển trực thăng siêu lớn để chở tên lửa đạn đạo cơ động tới giếng phóng thay vì mất thời gian di chuyển trên đường với thời gian lâu hơn. Chiếc V-12 đầu tiên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên cách đây đã 45 năm, vào tháng 7/1968.

Tiêu điểm - Trung Quốc muốn tiếp tục chế tạo siêu trực thăng của Xô viết? (Hình 2).

Bên trong khoang Mi - 12

 

Trong các cuộc thử nghiệm sau đó một năm, V-12 có tải trọng tối đa lên tới 44,2 tấn. Trực thăng Mil Mi-12 dài tới 37m, cao 12,50m, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn. Khoang chứa hàng của máy bay dài 28,15m, rộng 4,4m, cao 4,4m.Mil Mi-12 trang bị 4 động cơ tuốc bin trục Soloview D-25VF cho phép đạt tốc độ tối đa 260km/h, tầm bay 500 km, trần bay 3.500m. Thay vì bố trí động cơ ngay trên đỉnh máy bay thì để nâng "quái vật" 105 tấn, người ta phải thiết kế thành 2 cánh lớn như máy bay cánh bằng, ở đầu mút cánh lắp 2 động cơ và 1 cánh quạt 5 lá.

Tiêu điểm - Trung Quốc muốn tiếp tục chế tạo siêu trực thăng của Xô viết? (Hình 3).

V-12 hay òn goọi là E - 12

Nhìn hình dạng của Mil Mi-12, nhiều người dễ liên tưởng nó với máy bay V-22 Osprey hiện đại của Mỹ. Điểm khác biệt lớn nhất của chúng có lẽ là động cơ của V-22 có thể xoay ngang tạo lực đẩy giúp máy bay đạt tốc độ lớn. Mi-12 được cho là sử dụng kết hợp giữa cánh trực thăng với thân một máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-22 “Antaeus”.

Trong các cuộc thử nghiệm, Mil Mi-12 khá thành công nhưng rốt cuộc chỗ đến cuối cùng của nó lại là viện bảo tàng vào năm 1974. Lý do được đưa ra là chương trình khá tốn kém và nhiệm vụ dành cho nó không còn phù hợp. Cụ thể, lực lượng tên lửa chiến lược không có nhu cầu với một thiết bị bay phức tạp và đã có hướng đi tiết kiệm hơn là các máy bay trực thăng Mi-6 và Mi-8.

Tường Bách (Theo VPK-News.ru)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.