‘Trung Quốc như kẻ lừa đảo trên Biển Đông’

‘Trung Quốc như kẻ lừa đảo trên Biển Đông’

Thứ 7, 14/09/2013 14:48

Trung Quốc đang diễn vai hai mặt trên Biển Đông: vừa như một kẻ vương giả quyền lực, vừa giống một tên côn đồ, nhật báo Inquirer (Philippines) công khai chỉ trích.

Dùng phép so sánh với vụ nữ doanh nhân nổi tiếng Janet Lim Napoles bị cáo buộc biển thủ 230 triệu USD của Chính phủ Philippines, Inquirer cho rằng: chính quyền Bắc Kinh đang có cách hành xử khó lường trên Biển Đông.
Năm 2001, bà Napoles và chồng bị cáo buộc có dính líu đến vụ quân đội Philippines chi 85.000 USD mua mũ bảo hộ quân sự Kevlar kém chất lượng và bị truy tố. Tới năm 2013, dư luận Philippines lại được một pha chấn động khi Inquirer tiết lộ Cục Điều tra quốc gia (NBI) đang mở cuộc điều tra nghi án doanh nhân 49 tuổi này đã cấu kết với một số nghị sĩ quốc hội để bòn rút 230 triệu USD từ Quỹ Hỗ trợ phát triển ưu tiên (PDAF) suốt 10 năm qua.
Nhưng điều đáng nói, khi “bắt tay” với các nghị sỹ, bà Napoles tỏ ra là một chính khách quyền lực, còn khi đối xử với cấp dưới, bà trở lại với bộ mặt của một tên “côn đồ”.
Trung Quốc cũng giống như vậy. Trên trường quốc tế, chính quyền Bắc Kinh luôn có những tuyên bố tỏ ý xây dựng nền hòa bình thế giới và chủ động tìm kiếm sự ủng hộ của các cường quốc như Nga hay Mỹ. Điển hình như trong Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20 tại Nga thời gian qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ quan điểm của mình về việc “tăng trưởng bền vững, phát triển mạnh mẽ”, và ngả theo quan điểm của nước chủ nhà trong nỗ lực kêu gọi Mỹ không tấn công Syria.
Trong khi đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng 6, ông Tập đã chủ động đề xuất hai bên nên xây dựng mối quan hệ giữa các nước lớn “vì sự ổn định của khu vực”. Đồng thời, ông cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục duy trì quan điểm trung lập trong các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Vậy mà chính trên hai vùng biển giàu năng lượng này, Bắc Kinh đang có cách hành xử bắt nạt các quốc gia láng giềng với sự lấn lướt của sức mạnh Hải quân cũng như bị Philippines cáo buộc phá vỡ sự ổn định trên Biển Đông bằng các động thái quân sự hóa.
Đỉnh điểm trong thời gian gần đây là hành động đổ 75 cọc bê tông để chuẩn bị cho hành động xây công sự trên vùng biển gần bãi cạn Scarborough. Giới chức Philippines cảnh báo rằng kịch bản chiếm đóng trái phép tại Đá Vành Khăn có thể đang được Bắc Kinh tái diễn, nhưng họ cũng khẳng định quyết tâm không để cho điều này xảy ra.
Cho tới nay, Mỹ vẫn phớt lờ tranh chấp tại Scarborough, nhưng ngày 12/9, tại Hội thảo “Cấu trúc khu vực châu Á” của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Washington đã tái khẳng định cam kết đối với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á. Riêng về vấn đề Biển Đông, Phó Trợ lý thường trực Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Marciel ủng hộ nỗ lực của ASEAN trong việc thực thi hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới sớm kết thúc đàm phán để xây dựng COC.
Ngay sau đó, theo Reuters, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo Mỹ không được hỗ trợ hay khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông. Đồng thời, Bắc Kinh còn gửi cảnh báo tới Washington không nên làm sứt mẻ “sự tin tưởng chiến lược song phương”.
Cùng với phát ngôn từ Bộ Quốc phòng, Phó chủ tịch Quân ủy trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Phạm Trường Long đã lớn tiếng trên Tân Hoa xã rằng nước này cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh quân sự trên biển bởi tình hình khu vực đang “phức tạp và khó khăn”. Sự ngông cuồng càng được thể hiện qua các ngôn từ hống hách của viên tướng này khi nhai lại luận điệu “đã lệnh là đánh, đã đánh phải thắng” để bảo vệ cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp, trong đó có Biển Đông.
Như vậy, khi nhìn lại vụ việc của doanh nhân Napoles, Trung Quốc sẽ có một điểm khác biệt. Đó là Napoles đã ra đầu thú còn Trung Quốc vẫn đang bất chấp luật pháp quốc tế để tràn lấn trên Biển Đông. Bởi theo Diplomat nhận định, Bắc Kinh luôn chỉ coi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước Đông Nam Á là vùng biển thuộc chủ quyền của nước này!? Do đó, Trung Quốc đang quyết tâm sử dụng nhiều thủ đoạn để đoạt được điều mà họ đang tham vọng.       
Song, có ý kiến cho rằng Napoles ra đầu thú là để thoát khỏi sự truy đuổi của những kẻ muốn bịt miệng cô. Vậy theo cách nhận định của Inquirer, động thái đề xuất bất ngờ của Trung Quốc về COC cũng sẽ có những ý đồ ẩn sau đó. Mà theo Ngoại trưởng Philippines, Bắc Kinh sẽ còn chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ trên Biển Đông nữa trước khi đặt bút ký kết cùng ASEAN.  
Chí Đăng (Sống mới)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.