Trung Quốc ồ ạt tích hợp DeepSeek trong khi Mỹ, Pháp "ném" hàng trăm tỷ USD vào cuộc đua Al toàn cầu

Trung Quốc ồ ạt tích hợp DeepSeek trong khi Mỹ, Pháp "ném" hàng trăm tỷ USD vào cuộc đua Al toàn cầu

Thứ 2, 10/02/2025 16:02

3 "ông lớn" viễn thông lớn nhất Trung Quốc gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom đã bắt tay với DeepSeek tích hợp các mô hình trí tuệ nhân tạo Al vào dịch vụ của mình, trong khi đó Mỹ- Pháp đầu tư hơn 600 tỷ USD trong cuộc đua Al toàn cầu.

3 "ông lớn" bắt tay DeepSeek

Trở thành biểu tượng “chiến thắng” trước những cấm vận công nghệ gắt gao từ Washington, DeepSeek đã kích hoạt làn sóng triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) của các công ty công nghệ nội địa, từ máy tính cá nhân, robot, xe điện và viễn thông, theo VietNamNet.

Gã khổng lồ Lenovo, công ty robot UBTech (trụ sở Thẩm Quyến) và hãng xe điện Geely là những cái tên sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc bắt đầu tích hợp DeepSeek lên các sản phẩm. Bên cạnh đó, còn có hãng xe hơi Great Wall Motor và ba nhà mạng lớn tại đây.

Trung Quốc ồ ạt tích hợp DeepSeek trong khi Mỹ, Pháp "ném" hàng trăm tỷ USD vào cuộc đua Al toàn cầu- Ảnh 1.

DeepSeek tạo ra làn sóng tích hợp AI nội địa tại Trung Quốc. Ảnh: FT

Hiện startup AI của Hàng Châu đang phát hành hai mô hình AI hiệu suất cao, gồm DeepSeek-V3 và DeepSeek-R1, có sức mạnh tính toán tương đương những mô hình hàng đầu thế giới, chỉ với chi phí bằng một phần nhỏ.

Lenovo đưa mô hình DeepSeek vào trợ lý AI Xiaotian trên các máy tính cá nhân, nâng cao khả năng đọc hiểu văn bản, lập trình hay toán học cùng các kỹ năng suy luận.

Xiaotian được giới thiệu từ đầu năm ngoái và có kế hoạch triển khai trên cả máy tính bảng, smartphone và các sản phẩm khác, để thực hiện các tác vụ tự động cao như tổng hợp, dịch tài liệu và ghi chú cuộc họp.

Hãng xe hơi Great Wall xác nhận đã đưa DeepSeek vào hệ thống của xe kết nối và đặt tên là “Coffee Intelligence”.

Trung Quốc ồ ạt tích hợp DeepSeek trong khi Mỹ, Pháp "ném" hàng trăm tỷ USD vào cuộc đua Al toàn cầu- Ảnh 2.

DeepSeek trở thành niềm tự hào của Trung Quốc

Trong khi đó Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thông báo 3 công ty viễn thông lớn nhất đất nước, gồm China Mobile, China Unicom và China Telecom “đang nghiên cứu phát triển những ứng dụng độc quyền dựa trên công nghệ AI mới nhất”, đồng thời đang phối hợp với DeepSeek phát triển những mô hình nguồn mở.

China Mobile, nhà mạng di động lớn nhất Trung Quốc, đã tích hợp tất cả các mô hình DeepSeek từ DeepSeek-V1 đến DeepSeek-R1 mới nhất vào nền tảng điện toán của mình. Công ty cho biết khách hàng có thể truy cập các mô hình này, triển khai giao diện lập trình ứng dụng (API) và tạo các trợ lý AI theo nhu cầu riêng.

Trong khi đó, China Telecom và China Unicom đã đưa mô hình DeepSeek-R1 (một chatbot AI chuyên lý luận) vào nền tảng điện toán đám mây của mình. Hiện tại, China Telecom là nhà cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng lớn nhất Trung Quốc và đã vượt qua China Unicom để trở thành nhà mạng di động lớn thứ hai cả nước, theo Vneconomy.

Việc nhanh chóng tích hợp DeepSeek đã giúp cổ phiếu một số công ty công nghệ đại lục tăng mạnh.

Capitalonline Data Service, công ty trụ sở Bắc Kinh, chuyên cung cấp dịch vụ đám mây, đã chứng kiến cổ phiếu tăng tới 49% chỉ trong ba ngày, sau khi thông báo đã tích hợp mô hình DeepSeek-R1.

MeiG Smart Technology, công ty cung cấp cổng dữ liệu cho các dịch vụ IoT, dù mới thông báo đang ở giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ của DeepSeek, ghi nhận cổ phiếu tăng 33% trong tuần vừa rồi.

Những gã khổng lồ khác, Tencent và Huawei cũng đã thông báo đang triển khai công nghệ của startup đồng hương trong một số sản phẩm.

Mỹ và Pháp đầu tư hơn 600 tỷ USD vào lĩnh vực AI

Trong khi đó, tại hội nghị thượng đỉnh AI tại Paris khai mạc hôm nay 10/2, Pháp sẽ công bố các khoản đầu tư của khu vực tư nhân với tổng trị giá khoảng 109 tỷ euro (112,5 tỷ USD) vào lĩnh vực AI của nước này, Tổng thống Emmanuel Macron cho biết.

Nguồn tài chính bao gồm các kế hoạch của công ty đầu tư Canada Brookfield nhằm đầu tư 20 tỷ euro vào các dự án AI tại Pháp và nguồn tài chính từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) có thể đạt 50 tỷ euro trong những năm tới, văn phòng của Tổng thống Macron cho biết.

Điện Elysee cho biết khoản đầu tư của UAE sẽ bao gồm tài trợ cho một TTDL công suất 1 gigawatt. Tờ báo La Tribune de Dimanche đưa tin rằng phần lớn khoản đầu tư của Brookfield sẽ dành cho một TTDL.

AI cần một lượng năng lượng khổng lồ để cung cấp năng lượng cho các TTDL lớn, trong khi châu Âu đang phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng OpenAI, SoftBank Group và Oracle sẽ đầu tư 500 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng AI trong 4 năm tới để giúp Hoa Kỳ vượt lên trước Trung Quốc và các đối thủ khác trong cuộc đua AI toàn cầu, theo Thông tin&Truyền thông.

Khánh Linh (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.