Án tử hình mà nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên Kim Jong-un dành cho người quyền lực thứ hai của đất nước, cũng là người chú rể Jang Song-thaek hồi đầu tháng 12 đã gây chấn động trên toàn thế giới.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngay lập tức kêu gọi các lãnh đạo tại Mỹ và Nga nối lại cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, đại diện Hàn Quốc về vấn đề vũ khí hạt nhân cũng vội vã đến Moscow để tham vấn.
Binh sĩ Triều Tiên thề trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Marie Half, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng chỉ có hai lựa chọn cho Triều Tiên, một là dấn thân liều lĩnh vào con đường hiện tại, bị cô lập từ các tổ chức quốc tế, hai là hội nhập vào cộng đồng quốc tế thông qua việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Tuy nhiên, Triều Tiên tuyên bố cuộc biểu tình của người dân Hàn Quốc vào dịp kỷ niệm 2 năm ngày mất cựu lãnh đạo tối cao Kim Jong-il, cha của Kim Jong-un là một động thái làm hoen ố những "phẩm giá tối cao" của Bình Nhưỡng.
Ngày 19/12, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên đã gửi fax cho Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc đe dọa rằng sẽ tấn công Hàn Quốc “không báo trước”. Đây được coi là một cử chỉ hiếu chiến của Triều Tiên sau khi nước này đơn phương hủy Hiệp định đình chiến hồi tháng 3.
Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền vào tháng 4/2012, Triều Tiên đã liên tục chìm trong khó khăn kinh tế và tình trạng thiếu nguyên liệu. Cuộc thanh trừng ông Jang Song-thaek, một người ủng hộ cải cách, chắc chắn sẽ gây hoảng loạn nội bộ.
Với quan điểm bất ổn chính trị, Trung Quốc coi việc sở hữu vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là một mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Kết quả là, trong năm qua Trung Quốc đã dùng sách lược “ngoại giao con thoi” để phản đối một cách rõ ràng vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư ở Bắc Triều Tiên. Trong bối cảnh Jang Song-thaek bị thanh trừng, Trung Quốc đã lập sẵn một kế hoạch dự phòng để có biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân.
Vụ xử tử Jang Song-thaek nhấn mạnh sự bất lực của Trung Quốc trong việc thống trị Triều Tiên, vì nước này đã không thể thông báo cho Trung Quốc về vụ việc, cũng như không cho Trung Quốc biết về sự ra mắt một vệ tinh hồi tháng 4/2012, không lâu sau khi Kim Jong-un lên nắm quyền. Nó đã chứng minh việc Trung Quốc năm lần bảy lượt từ chối liên minh chiến lược với Triều Tiên cũng như sự hoài nghi của phương Tây, nơi mà giới truyền thông cho rằng Triều Tiên sống nhờ sự trợ giúp của Trung Quốc.
Có vẻ như cuộc cải cách dân chủ tự trị sẽ không diễn ra ở Triều Tiên. Nếu Bắc Kinh mong muốn giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên một cách nghiêm túc, nước này sẽ có hai lựa chọn: hoặc là hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc trong việc thúc đẩy phát triển hòa bình ở Bắc Triều Tiên, hoặc là cam kết an toàn quốc phòng của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, phương án đầu tiên có mâu thuẫn với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Bình Nhưỡng cũng như nguyên tắc đảm bảo hòa bình vũ khí - hạt nhân. Ngoài ra, do thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên, quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc có thể buộc Triều Tiên phải hành động trong tuyệt vọng.
Rất có thể Trung Quốc sẽ xem xét đưa ra một cam kết an toàn cho Bắc Triều Tiên để đề phòng mối đe dọa vũ khí hạt nhân hoặc cuộc tấn công từ bên thứ ba.
Vấn đề là Bình Nhưỡng đang ngày càng nghi ngờ Bắc Kinh kể từ khi hai nước Trung-Hàn thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Chính sách của Trung Quốc hiện nay là tránh để Bình Nhưỡng tiếp tục có niềm tin sai lầm rằng nước này sẽ viện trợ vô điều kiện mãi mãi.
Bắc Kinh đã từng coi Jang Song-thaek là đầu mối liên lạc quan trọng với Triều Tiên. Nói về vụ xử tử Jang Song-thaek, ông Cai Jian, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên ở Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, bình luận: “Tôi cho rằng sự cố này sẽ ảnh hưởng tới quan hệ Trung-Triều, vì mọi người đều biết ông Jang Song-thaek có quan hệ gần gũi với chính quyền chúng tôi và chịu trách nhiệm về hợp tác kinh tế với chúng tôi”.
Khả năng Kim Jong-un đến thăm Bắc Kinh trong tương lai gần, cũng như khả năng Triều Tiên từ bỏ thử nghiệm hạt nhân có vẻ rất mong manh. Rõ ràng, theo ông Vương Nghị việc nối lại cuộc đàm phán sáu bên là một bước quan trọng để giải quyết các vấn đề thử nghiệm hạt nhân và cải thiện mối quan hệ với Bình Nhưỡng.
T. Ngân