Trung Quốc trộm UUV và kịch bản không khả thi ở Biển Đông

Trung Quốc trộm UUV và kịch bản không khả thi ở Biển Đông

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 26/12/2016 20:06

Hành động "trộm" UUV của Trung Quốc không phải là điều gây ngạc nhiên, nhưng trong tương lai động thái của Bắc Kinh có thể sẽ còn táo bạo hơn nữa.

Động thái thu giữ thiết bị lặn dưới nước của Mỹ hôm 16/12 là điều không gây bất ngờ mà phù hợp với chiến lược, chính sách cũng như hành động mà Bắc Kinh luôn đi theo từ trước đó, học giả Ong Weichong từ trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang nêu quan điểm.

Những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông từ việc mở rộng hệ thống phòng thủ quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép ở Trường Sa hay việc "trộm" UUV là một phản ứng ngày càng táo bạo của nước này với lý do đáp trả cái gọi là đe dọa "lợi ích cốt lõi".

Tiêu điểm - Trung Quốc trộm UUV và kịch bản không khả thi ở Biển Đông

Hành động "trộm" UUV của Trung Quốc được nhận định là không gây bất ngờ.

Với hai hành động nói trên, Trung Quốc gửi đi thông điệp rằng Biển Đông đối với nước này không chỉ là vấn đề chủ quyền đơn thuần mà là một vấn đề sống còn.

Nhìn từ góc độ của Mỹ, sự ngang ngược của Trung Quốc chính là muốn đưa Biển Đông tới tình trạng "vùng xám xung đột" - điều có thể cho phép Bắc Kinh thể hiện sự ngang ngược bằng nhiều cách thức, nhưng không đưa tình hình lên căng thẳng quá cao.

Cuối cùng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là một minh chứng rõ ràng về những gì mà Bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore Bilahari Kausika mô tả, đó là "sự không cân xứng về lợi ích của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông".

"Trung Quốc tỏ vẻ khó chịu về cách Mỹ thu thập dữ liệu tình báo của các tàu hải quân Mỹ. Với sự khách nhau rõ rệt về lợi ích và khả năng quân sự, cả Mỹ và Trung Quốc đều có lý do của riêng mình khi hiểu về các hành vi của nhau ở Biển Đông", Weichong nhận xét.

Quan chức Hải quân Mỹ dự đoán kịch bản "điên rồ" ở Biển Đông

Khi nói đến các hoạt động quân sự ở Biển Đông, cả Mỹ và Trung Quốc đôi khi vô tình đã có những va chạm theo đúng nghĩa đen. Không chỉ là vụ việc thu giữ UUV gần đây, trong năm 2009, một tàu ngầm của PLAN đã va chạm với thiết bị quét sonar (radar định vị âm thanh dưới nước) được kéo đằng sau bởi tàu sân bay USS John McCain ở vịnh Subic.

Trong thời gian qua, Trung Quốc phần lớn dựa vào lực lượng dân quân trên biển núp bóng dưới dạng các tàu cá để chủ động duy trì "vùng xám xung đột". Trên danh nghĩa là một lực lượng "dân thường" không thuộc biên chế quân sự, Bắc Kinh có thể đứng đằng sau lực lượng này tiến hành những hành động khiêu khích hoặc chiếm đóng trái phép theo ý đồ của mình mà không cần đưa quân đội ra mặt. Một khi gặp phải chỉ trích, Bắc Kinh có thể biện minh với lý do đây là những hành động tự phát của các tàu cá trên biển, không phải chủ ý của chính phủ.

"Một phương pháp tiếp cận như vậy cho phép Trung Quốc có thể tự ý hành động nhưng lại giảm đi nguy cơ leo thang xung đột quân sự", học giả Weichong vạch trần âm mưu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cựu đô đốc Hải quân Mỹ James Stavridis trong một bài viết trên trang chủ của Học viện Hải quân nước này cho rằng trong tương lai Bắc Kinh có thể "giở trò trong vùng xám".

Tiêu điểm - Trung Quốc trộm UUV và kịch bản không khả thi ở Biển Đông (Hình 2).

Trung Quốc có thể "giở trò trong vùng xám"?

Theo kịch bản khó khả thi này, ông James Stavridis cho rằng, đến thời điểm chín muồi một đội tàu dân quân biển Trung Quốc có thể bất ngờ tiếp cận và tấn công các tàu đánh cá Việt Nam bằng vũ trang ngay trong vùng đặc quyền kinh tế. Ngay sau đó phía Trung Quốc sẽ lên tiếng khẳng định các lực lượng vũ trang của họ không liên quan. 

Các chiến dịch mạng xã hội tương tự sẽ được áp dụng trên ở khắp các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông. Đây là mưu mô mà Trung Quốc sử dụng để dần dần thiết lập tầm ảnh hưởng tối đa ở vùng biển khu vực, phục vụ cho tham vọng bành trướng của mình.

Tuy nhiên chuyên gia Ong Weichong cho rằng kịch bản trên về cơ bản không phù hợp với học thuyết và hành động của Trung Quốc.

Bắc Kinh từng thông qua khái niệm chiến tranh hỗn hợp theo đề xuất của Chủ tịch Quân ủy Trung ương Giang Trạch Dân hồi năm 2003 với tên gọi "Tam chiến". Trong đó bao gồm chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh pháp lý, cả ba sẽ được tiến hành cả thời bình cũng như thời chiến. Trong đó chiến tranh bằng vũ trang không được Bắc Kinh chủ trương, ít nhất là trong chính sách hiện tại.

Thực tế, "Tam chiến" đã được áp dụng trong công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, chính sách kinh tế đối ngoại, và đấu tranh pháp lý để thiết lập công khai vị thế của Trung Quốc về các vấn đề quốc tế quan trọng, cũng như tạo một môi trường quốc tế thuận lợi cho quốc gia này.

Bên cạnh các động thái tăng dần sự ngang ngược gần đây ở Biển Đông, Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ nồng ấm hơn với các quốc gia căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thông qua các chiêu bài kinh tế.

Với việc Trung Quốc cho thấy sẽ vẫn không thay đổi tham vọng bành trướng của mình, trong khi chính sách đối ngoại của Mỹ "hậu Obama" ở châu Á còn chưa rõ ràng, các nước Đông Nam Á vẫn sẽ tiếp tục phản ứng của họ trong nhiều năm qua đó là cân bằng giữa hai quyền lực lớn, đồng thời tìm kiếm thêm những đồng minh mới phù hợp với lợi ích của mình, dù có thể những gương mặt mới vốn không được họ ưa thích, Bilahari kết luận.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.