Trung Quốc vỡ mộng 'kề vai sát cánh' với Nga ở Syria?

Trung Quốc vỡ mộng 'kề vai sát cánh' với Nga ở Syria?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 24/11/2016 07:25

Vướng mắc bởi những rào cản quốc tế, Trung Quốc sẽ không thể đem quân đến hỗ trợ cho cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, ít nhất là trong tương lai gần.

Trong thời gian gần đây Trung Quốc được cho là đang thúc đẩy sự hiện diện của mình trong giải quyết các vấn đề ở Trung Đông. Việc bổ nhiệm đặc phái viên đầu tiên ở Syria cũng như thông qua thỏa thuận về hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa Bắc Kinh và Tehran là những biểu hiện rõ ràng nhất của tiến trình này.

Tiêu điểm - Trung Quốc vỡ mộng 'kề vai sát cánh' với Nga ở Syria?

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Giới quan sát từng cho rằng với việc tham gia vào huấn luyện, đào tạo quân sự và hỗ trợ nhân đạo cho chính phủ của Tổng thống Assad, viễn cảnh một ngày Bắc Kinh "kề vai sát cánh" với Nga trong cuộc chiến chống IS cũng như đối đầu vói Mỹ ở Syria sẽ không còn xa.

Tuy nhiên, theo Mohsen Shariatiniya, một chuyên gia về quan hệ Trung Quốc-Iran tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Tehran (CSR) lại thấy có rất ít cơ hội cho Quân đội Giải phóng Nhân dân đặt chân vào Syria trong thời gian tới.

Với những biến chuyển gần đây trên toàn cầu, Trung Quốc đang thể hiện một vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng hoạt động này lại bị giới hạn bởi những thiết chế mà Trung Quốc đệ trình lên Liên Hiệp Quốc trước đó, khi chỉ cho phép họ được hỗ trợ quân sự đơn thuần.

Trên thực tế Bắc Kinh không được phép hợp tác quân sự trực tiếp bằng việc đưa quân đến Trung Đông, bởi đây đã trở thành một sự hỗ trợ về mặt chính trị.

Nếu muốn thay đổi, Trung Quốc sẽ phải đề xuất lên Liên Hợp Quốc và được sự thông qua của các cơ quan khác nhau, nhưng cho đến hiện tại, nước này vẫn chưa cho thấy họ muốn sự thay đổi lập trường của mình.

Do đó, theo chuyên gia Iran, dư luận không nên mong đợi Bắc Kinh sẽ tham gia vào cuộc chiến chống lại IS ở Syria hay triển vọng hợp tác với Nga ít nhất là trong tương lai gần.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi cho rằng Trung Quốc không mảy may quan tâm đến các vấn đề của chủ nghĩa khủng bố, bởi điều này luôn được coi là vấn đề quan trọng trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại của Bắc Kinh. Tuy nhiên giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn e dè với một sự đối đầu trực tiếp với khủng bố ở Trung Đông.

Nếu Trung Quốc chuyển hướng sang một sự hỗ trợ chính trị, đó sẽ là một liều thuốc rất tốt trong việc diệt trừ hiểm họa Hồi giáo cực đoan ở Syria.

Nói với Sputnik, chuyên gia Maria Pakhomova từ Học viện Khoa học Nga cho rằng việc Bắc Kinh bổ nhiệm Xie Xiaoyan là Đặc phái viên của Trung Quốc chính là "bước thăm dò" cho sự tham gia về mặt ngoại giao ở Syria.

Cùng với đó, bằng việc bắt tay với Iran, một quyền lực mạnh mẽ ở Trung Đông, Bắc Kinh đang phát tín hiệu quan tâm sâu sắc đối với các vấn đề ở khu vực này.

"Iran có vẻ là một đối tác rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, khi đặc phái viên Trung Quốc tới Syria đã từng là đại sứ của nước này ở Tehran", Pakhomova nói Sputnik.

Về phần mình, Tehran cũng đang quan tâm trong việc thúc đẩy hợp tác quân sự với Bắc Kinh, với lý do thực tế rằng Trung Quốc sở hữu một tiềm năng quân sự rất mạnh mẽ, trong đó đáng chú ý là lực lượng hải quân.

Vào ngày 14/11, hai nước đã ký kết các thỏa thuận về một sự hợp tác quân sự gần gũi hơn bao gồm việc đào tạo quân đội, tập trận chung và các hoạt động chống khủng bố.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Franz-Stefan Gady của The Diplomat lưu ý rằng hai cường quốc đã "duy trì chặt chẽ quan hệ quân sự với nhau trong suốt những năm 1980 và 1990" cũng như "Trung Quốc đã giúp Iran xây dựng chiến lược chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) của mình".

Gady đánh giá hợp tác quân sự Trung Quốc-Iran đặt ra một thách thức lớn đối với quân đội Mỹ "ở cả hai khu vực Trung Đông và châu Á".

Cả Trung Quốc và Nga đều xem Iran là đối tác chiến lược lâu dài, bởi vậy trong bối cảnh hiện tại, bất kỳ động thái gây áp lực nào từ chính quyền mới của Trump vào nước Cộng hòa Hồi giáo này cũng sẽ "chạm" đến lợi ích của cả Bắc Kinh và Moscow.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.