Đường hầm dài 123 km, sẽ chạy từ thành phố cảng Đại Liên ở tỉnh Liêu Ninh tới thành phố Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, website China Economic Net cho biết. Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết khi nào dự án này sẽ hoàn thành.
Trước đó, năm 1994, Bắc Kinh đã tuyên bố kế hoạch xây dựng tuyến đường hầm này với chi phí 10 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trước năm 2010. Tuy nhiên, 20 năm qua, dự án vẫn nằm trên giấy, trang web trên cho biết nhưng không tiết lộ thêm chi tiết.
Dự án có chi phí lên tới 42 tỷ USD. |
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, nếu hoàn thành, dự án này sẽ rút ngắn quãng đường giữa hai khu vực trên xuống 620 dặm. Các khoản đầu tư sẽ được thu hồi sau 12 năm, Wang Mengshu, thành viên của Viện Công nghệ Trung Quốc cho biết. Ông này ước tính, doanh thu hàng năm của đường hầm dài nhất thế giới này ở vào khoảng 20 tỷ nhân dân tệ. “Lợi nhuận là rất hứa hẹn”, ông nói.
Thông tin này được đưa ra chỉ gần một tháng sau khi các nghị sĩ Nicaraguan nhượng quyền 50 năm cho một công ty Trung Quốc nhằm thiết kế, xây dựng và quản lý một kênh đào trung chuyển tàu thuyền xuyên quốc gia Trung Mỹ này, mà có thể cạnh tranh với kênh đào nổi tiếng Panama.
Hiện nay, Nhật Bản đang là quốc gia sở hữu đường hầm xuyên biển dài nhất thế giới có tên Seikan, dài 54 km, nối liền các đảo Honshu và Hokkaido. Đường hầm này đi vào hoạt động từ năm 1988 sau hơn hai thập kỷ xây dựng.
Theo Bưu điện Việt Nam