Các cháu thiếu nhi nơi đây chỉ được biết đến Tết trung thu qua bài học của cô giáo trên lớp. Chỉ biết ở thành phố, người ta tổ chức rước đèn, tổ chức trung thu cho các bạn thiếu nhi bằng tuổi mình. Không biết đến hay không giám nghĩ tới tết trung thu thì đèn trung thu với các em là một món đồ chơi quá “xa xỉ” các em chỉ cần hằng ngày được đến lớp không bị bố mẹ bắt ở nhà là được rồi…
Nếu như mỗi chúng ta, chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân đã trở nên quá quen thuộc quá gần gũi gắn liền với tuổi thơ, gắn liền với tết trung thu, dù đã trưởng thành nhưng không ít người khao khát "xin một vé được về với tuổi thơ". Được vui chơi, nhảy múa đêm hội cùng xem múa lân, văn nghệ, thì các cháu thiếu nhi nơi đây chỉ được biết đến Tết trung thu qua bài học của cô giáo trên lớp. Chỉ biết ở thành phố, người ta tổ chức rước đèn, tổ chức trung thu cho các bạn thiếu nhi bằng tuổi mình. Không biết đến hay không giám nghĩ tới tết trung thu thì đèn trung thu với các em là một món đồ chơi quá “xa xỉ” các em chỉ cần hằng ngày được đến lớp không bị bố mẹ bắt ở nhà là được rồi.
Bà con địa phương vui vẻ giúp đoàn chuyển đồ khỏi đoạn đường sạt lở
Những cột mốc sống nơi biên cương của Tổ quốc
Bản Cà Lò thuộc xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Là địa phương có đường biên giới Việt Trung chạy qua (phía Bắc của xã), 100% là đồng bào Dao sinh sống với 27 hộ gia đình, 179 nhân khẩu. Việc người dân bám bản là việc vô cùng quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của quốc gia. Đồng chí Triệu Văn Khe – cán bộ Đồn Biên phòng Xuân Trường nói: “cũng vì xuất phát từ cái tình của cán bộ biên phòng với bà con nên chẳng cần nhắc nhở nhiều, dân bản luôn nguyện là tai mắt của bộ đội, thường xuyên bảo vệ cột mốc biên giới, cấp báo cho đồn nếu phát hiện người lạ lai