Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ vô trách nhiệm với giáo trình có “đường lưỡi bò”

Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ vô trách nhiệm với giáo trình có “đường lưỡi bò”

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 04/11/2019 | 15:42
0
Giáo trình của khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp được giảng dạy tại trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, sau đó trường lên tiếng “chối bỏ trách nhiệm” càng gây bức xúc trong dư luận.

Cụ thể, hình ảnh “đường lưỡi bò” xuất hiện trong cuốn giáo trình được sử dụng tại khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã được sinh viên phản ánh. Sau khi nhận được thông tin, trường cho biết đã tiến hành rà soát lại toàn bộ những giáo trình này. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí, ông Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng để lọt hình ảnh “đường lưỡi bò” trong giáo trình không phải lỗi của trường mà do các cơ quan khác. Theo ông, cần có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài và việc này thuộc về nhà nước chứ không phải của trường.

Ngày 4/11, trao đổi với PV báo điện tử Người Đưa Tin, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam bày tỏ bức xúc trước phát ngôn vô trách nhiệm này: “Vụ giáo trình xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” do đơn vị nào cung cấp thì cần phải kỷ luật, đóng cửa. Một quyển giáo trình để hình ảnh mang thông tin như vậy mà đưa vào công khai giảng dạy thì không thể không xử lý.

Chắc chắn, trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chọn giáo trình giảng dạy như vậy là quá nguy hiểm. Đầu tiên phải đưa ra “khảo” tổ chuyên môn trước, kiểm duyệt giáo trình ra sao mà lại để lọt vào chương trình giảng dạy cho biết bao sinh viên”.

“Trường đại học có tự chủ cũng không thể vô Chính phủ như vậy. Vì vậy phải kỷ luật nặng. Đây là vấn đề “sống còn”, không thể “lơ mơ” về chính trị”, GS.TS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.

Giáo dục - Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ vô trách nhiệm với giáo trình có “đường lưỡi bò”

GS.TS Phạm Tất Dong khẳng định trường đại học sử dụng giáo trình này phải chịu trách nhiệm.

Trước đó, theo phản ánh của sinh viên, bài 7 (trang 36) của cuốn giáo trình Đọc sơ cấp 1 “Developing Chinese” được sử dụng cho giảng viên, sinh viên khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật trường đại học Kinh Doanh và Công nghệ có in hình bản đồ Trung Quốc kèm “đường lưỡi bò” ôm gần trọn biển Đông.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của sinh viên, lãnh đạo trường đại học Kinh doanh và Công nghệ cho biết, đây là giáo trình mới được mua về vào đầu năm học 2019-2020. Khi phát hiện có hình ảnh “đường lưỡi bò” trong sách, ban giám hiệu nhà trường đã họp và thu hồi tất cả giáo trình này. Một số cuốn đã được bán tới tay sinh viên cũng đã được thu hồi về và tiêu hủy.

Bên cạnh đó, nhà trường đã cho gọi những sinh viên của khoa mang tài liệu này lên và yêu cầu cắt hủy trang có hình bản đồ “đường lưỡi bò”.

“Ngay sau khi phát hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp này trong giáo trình giảng dạy cho sinh viên, ban lãnh đạo nhà trường đã ra quyết định thu hồi và tiêu hủy tất cả số giáo trình. Mặc dù đây là lỗi của nhà xuất bản, nhà trường chỉ là đơn vị mua về nhưng ban lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật kiểm tra kỹ lại và báo cáo việc mua giáo trình”, vị đại diện trường đại học Kinh doanh và Công nghệ khẳng định.

Được biết, giáo trình có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp này là do sinh viên phát hiện và báo lại nhà trường. Cuốn tài liệu có in “đường lưỡi bò” được khoa Tiếng Trung và Tiếng Nhật mua về từ thị trường xuất bản phẩm trong nước, chứ không phải trực tiếp nhập về từ nước ngoài.

Do đó, vị đại diện trường đại học Kinh doanh và Công nghệ cũng đề nghị các cơ quan chức năng cần phải truy cứu trách nhiệm của nơi nhập sách cũng như cơ quan quản lý nhà nước cho phép nhập sách về.

Trước thông tin về việc để lọt giáo trình có hình ảnh “đường lưỡi bò”, một chuyên gia cho rằng: “Hiện nay, các trường đại học đã được trao quyền tự chủ, thì gắn với tự chịu trách nhiệm. Các trường tự chủ ngày càng cao, nhất là về học thuật, thì giáo trình chỉ là phần rất nhỏ trong việc tự chủ.

Việc sử dụng giáo trình để giảng dạy thế nào do trường quyết định, không thể đẩy trách nhiệm ấy đi đâu được. Đến một cuốn giáo trình còn đổ trách nhiệm, vậy số phận của hàng nghìn sinh viên, trường cũng đẩy trách nhiệm nốt hay sao? Trường thu tiền của sinh viên để giảng dạy và phải có trách nhiệm với sinh viên, nhưng khi bàn tới trách nhiệm, lại không chịu nhận. Như vậy, không có tư cách để giáo dục!”.

"Đường lưỡi bò" tồn tại lâu năm trong giáo trình của ĐH Kinh doanh và Công nghệ

Chủ nhật, 03/11/2019 | 17:19
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ thừa nhận cuốn giáo trình có "đường lưỡi bò" được giảng dạy nhiều năm nhưng trường không biết.

Tập thể CBNV, sinh viên và cựu sinh viên trường đại học Đông Đô tài trợ xây dựng nhiều công trình cho ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2019 | 11:16
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Đông Đô đã khẳng định vị thế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng như sự trưởng thành, thành công trong mọi lĩnh vực của các thế hệ sinh viên. Không những vậy, trường luôn quan tâm tới các chương trình thiện nguyện, đã khoác áo mới cho những vùng đất, con người còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:47
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì.

Đảm bảo chính sách tiền lương khi Luật Nhà giáo được ban hành

Thứ 6, 17/05/2024 | 18:05
Song hành việc tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô làm việc, người giáo viên cũng cần đảm bảo nghĩa vụ và tiêu chuẩn của nghề nghiệp.

Các trường đại học vẫn “sống” chủ yếu từ nguồn học phí

Thứ 6, 17/05/2024 | 14:34
Việc dựa vào học phí để duy trì hoạt động sẽ khiến tạo thêm gánh nặng cho người học và không phải là giải pháp lâu dài.
     
Nổi bật trong ngày

“Nhân vật bí ẩn” duy nhất khiến Tôn Ngộ Không phải khom mình hành lễ là ai?

Chủ nhật, 19/05/2024 | 19:45
Dù chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng “nhân vật bí ẩn” này lại khiến Tề Thiên Đại Thánh phải khom mình hành lễ.

Chi tiết lịch nghỉ hè 2024 mới nhất của học sinh 63 tỉnh, thành

Chủ nhật, 19/05/2024 | 16:52
Năm nay đa số các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023 - 2024 trước ngày 31/5 và cho học sinh nghỉ hè bắt đầu từ 1/6.

Miền Bắc đón sóng lạnh liên tiếp, mưa nắng đan xen nhiều nơi

Chủ nhật, 19/05/2024 | 20:22
Dự báo đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to.

Dự báo thời tiết ngày 19/5/2024: Dự báo thời điểm không khí lạnh gây mưa to nhất

Chủ nhật, 19/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Kon Tum: Giáo viên vùng khó bỏ tiền túi giữ chân học trò

Chủ nhật, 19/05/2024 | 12:08
Gia cảnh khó khăn, địa hình rừng núi hiểm trở, không có chế độ bán trú, nhiều học sinh nghỉ học. Để níu chân các em, thầy cô tự bỏ tiền túi nấu cơm cho học trò.