Ảnh do WCS cung cấp
Cụ thể là 1 bộ da hổ (Panthera tigris) – Nhóm IB nghị định 32/2006 NĐ-CP/ Phụ lục I CITES; 4 đầu, sừng bò tót (Bos gaurus) – Nhóm IB nghị định 32/2006 NĐ-CP / Phụ lục I CITES; 1 bộ da báo (ảnh mờ không rõ loài, có thể là báo hoa mai: Panthera pardus) – Nhóm IB nghị định 32/2006 NĐ-CP / Phụ lục I CITES. Ngoài ra, còn xuất hiện 3 đầu, sừng nai: (Rusa unicolor) – là loài thông thường nhưng cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo nghị định 32/2006 NĐ-CP.
Ảnh do WCS cung cấp
Ngay sau khi bài báo này được đăng tải đã được nhiều báo mạng khác sao chép và nhiều người đưa lên mạng xã hội với những bình luận chê trách việc sử dụng động vật hoang dã cũng như nghi ngờ về tính hợp pháp của chúng.
Ảnh do WCS cung cấp
Để tránh những dư luận tiêu cực về công tác quản lý buôn bán động vật hoang dã, đặc biệt ở những cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định tới công chúng, với tư cách một tổ chức về bảo tồn ĐVHD và mong muốn hỗ trợ Việt Nam thực hiện hiệu quả luật pháp, cam kết và công ước trong nước, trên khu vực và toàn thế giới, WCS đã gửi công văn kèm hình ảnh tới C49 và PC49 Tp.HCM hỏi về tính hợp pháp của số đồ vật nghi có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên.
Ảnh do WCS cung cấp
WCS cho biết, có thể các thông tin từ bài báo trên không thể phản ánh toàn bộ vụ việc và hi vọng cơ quan công an xác nhận về tính hợp pháp của của các loài đã bị giết hại xuất hiện trong ảnh.
Mai Nguyên (Theo Thể thao & Văn hóa)