Truyền thông phương Tây thay đổi thái độ với Snowden

Truyền thông phương Tây thay đổi thái độ với Snowden

Thứ 5, 27/06/2013 09:17

Tâm lý không ổn định, tên phản bội hay đơn giản là một kẻ quái dị? Các phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây, từng đồng loạt đăng tải phần chứng cứ tình báo Mỹ mà Edward Snowden phanh phui, lại cũng đồng loạt cùng nhau moi móc phơi bày tất cả những lý do bí mật và bất minh trong hành động của nhân vật này.

Tuy nhiên, các chuyên gia nghiêm túc thì tin chắc một người cố tình - và thêm nữa là một cách công khai ên tiếng chống lại cơ quan an ninh khét tiếng, phải là người cho thấy sự tự chủ rất mạnh.

Edward Snowden đã xé toạc bức màn bí mật từ hệ thống giám sát công dân trên Internet, mà người ta thiết lập tại Hoa Kỳ. Cựu nhân viên 29 tuổi của hãng Booz Allen, làm việc dưới sự che chở của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) đã tiết lộ thông tin động trời rằng hành động của người sử dụng các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, Google và Skype. Và không chỉ riêng công dân Hoa Kỳ, mà cả nhiều nước khác đều bị cơ quan tình báo Mỹ ghi lại và nghe lén.

Một số nhà khai thác điện thoại đã tử tế dành cơ hội như vậy cho tình báo Mỹ, cụ thể là công ty Verizon. Như đã xác minh, hóa ra Cơ quan An ninh quốc gia NSA đã nghe lén cả cuộc chuyện trò của những nhân vật hàng đầu của các quốc gia khác trong thời gian nhiều diễn đàn và hội nghị thượng đỉnh.

Tiêu điểm - Truyền thông phương Tây thay đổi thái độ với Snowden

Các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ và châu Âu đã công bố những tài liệu do Snowden cung cấp. Rồi sau đó, sau khi nghe thấy nhận xét không thiện chí nhắm tới mình từ phía cơ quan đặc nhiệm và ban lãnh đạo Nhà Trắng, họ quay sang làm mất uy tín của người tố cáo bằng cách vẽ ra “bức chân dung tâm lý” của người này.

Theo phương án của tờ New York Times, ngay từ thời trẻ Snowden đã bộc lộ những dấu hiệu bất ổn về thần kinh-tâm lý, không thường xuyên giao tiếp với bà mẹ của anh ta và thậm chí đôi khi chẳng thèm đáp lại lời chào của những người láng giềng. Kết luận: Snowden đích thị là tên phản bội, kẻ không hiểu được tầm quan trọng của sự tương hỗ tin cậy lẫn nhau trong cộng đồng.

"Anh ta đã bội phản sự riêng tư của chúng ta!", nhà tâm lý học David Brooks tác giả bài báo lớn tiếng.

Theo quan điểm của ông, Snowden là tên quái dị điển hình: kẻ cô độc, người dường như có đạo đức và trí thông minh, nhưng liên hệ xã hội rất yếu kém. Các báo chí khác còn đi xa hơn nữa, đăng tải những câu chuyện về lịch sử bệnh tâm thần của Snowden.

Những kết luận tương tự hầu như chẳng có gì chung với thực tế, đó là ý kiến của thượng nghị sĩ Nga, thành viên Ủy ban Hội đồng Liên bang về công tác quốc tế, ông Igor Morozov.

Thượng nghị sĩ Morozov nhận xét: “Một người đã chuẩn bị cho mình để đi tới hành vi dân sự như vậy, rõ ràng là cá nhân rất vững vàng về tinh thần. Thực hiện bước đi như vậy, chứng tỏ Snowden có tính cách rất mạnh mẽ và có tâm lý cá nhân ổn định. Tôi nghĩ, hôm nay, anh ta chỉ hoàn tất tuyến hành vi đã được lên kế hoạch - để bảo tồn và tiếp tục hiện thực hóa nhân cách của mình. Anh ta không ngẫu nhiên mà lựa chọn Hồng Kông: Tôi nghĩ rằng các chuyên gia từ WikiLeaks đã giúp đỡ Snowden hoạch định lộ trình rời đi chính xác như vậy”.

Những gì hiện nay Snowden đang phải đương đầu, chẳng phải bất cứ ai khỏe mạnh và có sự chuẩn bị cũng đủ sức chịu đựng, ông Lev Korolkov cựu chiến binh tình báo ngoại tuyến đánh giá.

Ông Korolkov nhận định: “Căng thẳng hết sức lớn và nặng nề. Và không phải ai cũng có thể chịu nổi. Anh ta đã thực hiện bước đi như vậy nghĩa là, anh ta đã sẵn sàng đón nhận. Con người quyết định thực hiện động thái đạo đức như vậy cần nhận thức tất cả mức độ trách nhiệm của mình. Có chuyện khác ở đây là ai đó cần yểm trợ cho anh ta”.

Thực tế thay đổi thái độ của các phương tiện truyền thông Mỹ đối với Snowden, cũng không đáng ngạc nhiên - đó là chính xác tái diễn chuyện với vụ xì-căng-đan WikiLeaks. Các phương tiện truyền thông đã say sưa phấn khích y như vậy khi đăng tải các công bố của Julian Assange, rồi rất nhanh sau đó lại quay ngoắt hăng hái vấy bùn lên nhân vật hôm qua còn ở trung tâm chào đón săn tin của báo giới.

Còn về những cáo buộc với Snowden là "phản bội lợi ích quốc gia" – thì đó là câu hỏi về phẩm chất đạo đức, chúng ta để ra ngoài phạm vi luận bàn. Bản thân Snowden thì gọi cơ quan đặc nhiệm Mỹ là những kẻ phản bội vì đã xâm hại dày xéo lên quyền con người cơ bản, đó là quyền giữ bí mật cuộc sống riêng tư của mỗi người.

Có những phương tiện truyền thông đã mệnh danh Snowden là "chàng Robin Hood của kỷ nguyên máy tính”. Có thể khá vững tin mà giả định rằng đa phần cộng đồng, nếu không chia sẻ, thì cũng hiểu được động cơ của con người này. Thiện cảm quốc tế, và điều không kém quan trọng là thiện cảm của xã hội Mỹ - rõ ràng không nghiêng về chính quyền Hoa Kỳ.

Theo Tiếng nói nước Nga

> Thi ảnh Việt Nam Xanh, rinh ngay 100 triệu đồng

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.