Truyền thông Trung Quốc "chê bai" S-300, giới phân tích Nga "phản pháo" thế nào?

Truyền thông Trung Quốc "chê bai" S-300, giới phân tích Nga "phản pháo" thế nào?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 28/02/2020 15:00

Trong lúc Israel vẫn không kích liên tiếp ở Syria, truyền thông Trung Quốc mới đây đã lên tiếng “dìm hàng” hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.

Tiêu điểm - Truyền thông Trung Quốc 'chê bai' S-300,  giới phân tích Nga 'phản pháo' thế nào?

S-300 luôn bị "soi" mỗi khi Israel tấn công Syria.

Truyền thông Trung Quốc chê bai S-300

Sau nhiều lần phòng không Syria tỏ ra không hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc không kích của Israel vào Thủ đô Damascus, truyền thông Trung Quốc mới đây đã lên tiếng “dìm hàng” hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.

Trong bài viết của mình, tờ Sina nhận định, trái với tuyên bố của Nga về việc S-300 có khả năng theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình, trong một năm rưỡi vừa qua, hệ thống này đã bị Israel qua mặt đến mức “mất hết cả danh tiếng”.

"Tuyên bố từ phía Syria cho thấy, sau nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa của Israel, các hệ thống S-300, S-200, SA11 và Pantsir-S1 của Nga, vốn là một phần của lực lượng phòng không Syria, đã không thể hiện được vai trò gì. Thậm chí Israel còn chẳng cần huy động đến F-35 để triển khai các cuộc tấn công như vậy, vì ngay cả một máy bay chiến đấu F-16I Adir cũng có thể xuyên thủng phòng không Syria và tấn công chính xác vào bất kỳ mục tiêu nào ở Syria”, Sina mô tả.

Trang Sina nhấn mạnh rằng, để thay đổi tình hình này, Syria phải hiện đại hóa hệ thống phòng không quốc gia. Theo các báo cáo mới đây, Syria hiện đang có kế hoạch xem xét việc thay thế các hệ thống tên lửa phòng không cũ, như S-200 và SA-6. Trong đó, hệ thống FD-2000 sẽ là sự thay thế tốt hơn so với S-300.

Không phải ngẫu nhiên khi Sina nhắc đến FD-2000 vì đây là hệ thống tên lửa phòng không do chính Trung Quốc sản xuất, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2012.

Vũ khí này được cho là có khả năng tiêu diệt được các loại máy bay chiến đấu, trực thăng và UAV, bên cạnh các mục tiêu như tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất và các loại bom có độ chính xác cao.

Theo các nguồn tin, hệ thống tên lửa S-300 của Nga vẫn chưa được sử dụng lần nào ở Syria. Chính vì điều này, có quan điểm cho rằng Syria rất có khả năng cân nhắc mua một lô FD-2000 của không quân Trung Quốc.

S-300 bị soi xét kỹ lưỡng

Tiêu điểm - Truyền thông Trung Quốc 'chê bai' S-300,  giới phân tích Nga 'phản pháo' thế nào? (Hình 2).

Truyền thông Trung Quốc "dìm hàng" S-300 của Nga, gợi ý Syria mua FD-2000.

Câu chuyện về hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất vẫn “im lặng” trước các cuộc tấn công liên tiếp của Israel ở Syria đã trở thành đề tài tốn nhiều giấy mực của truyền thông.

Các thống kê gần đây cũng cho hay, lực lượng Nga ở Syria trong năm 2019 đã bắn hạ nhiều mục tiêu, bao gồm cả UAV của Mỹ. Tuy nhiên, chiến tích này không đến từ hệ thống S-300, S-400 mà chủ yếu đến từ hệ thống phòng không Pantsir-S1.

Với việc vũ khí phòng không Nga luôn được đánh giá cao, cũng như quyết định triển khai S-300 đến Syria vào năm 2018 được coi là một thông điệp dằn mặt Israel, không phải ngẫu nhiên khi hệ thống phòng không Nga luôn là tâm điểm chú ý mỗi lần có cuộc tấn công nhằm vào Damascus diễn ra.

Bất chấp những lời chê bai, hay những quan điểm cho rằng quân đội Israel dường như đã học được cách vượt qua các hệ thống phòng không S-300, các chuyên gia Nga đã bác bỏ tuyên bố này, cho rằng đó chỉ quan điểm coi thường hiệu quả vũ khí Nga của phương Tây.

Lý do của chuyên gia Nga

Theo giải thích của giới phân tích Nga, vấn đề mấu chốt ở chỗ máy bay Israel mỗi lần xuất kích đều tránh tiến vào không phận Syria và chỉ khai hỏa mục tiêu khi bay trên không phận Lebanon. Đây là lý do tại sao năng lực phòng không của Damascus không thể phát huy hiệu quả.

Nếu các hệ thống phòng không của Syria bắn hạ một máy bay Israel trên không phận Lebanon, Damascus có thể bị cáo buộc là xâm lược, điều mà chắc chắn không nên có trong tình hình chính trị hiện nay.

Ngoài ra, các yếu tố về địa lý cũng là một phần nguyên do. Máy bay Israel thường tấn công các mục tiêu ở Syria từ Thung lũng Beqaa, nơi mà họ được bảo vệ bởi các ngọn núi bủa vây từ mọi phía. Máy bay Israel thường hiện bất ngờ từ phía sau dãy núi và biến mất trong chớp mắt ngay sau khi thực hiện xong cuộc tấn công.

Ngoài ra, có quan điểm cho rằng S-300 được triển khai không hợp lý ở địa hình đồi núi, điều này cản trở đáng kể hoạt động hiệu quả của chúng. Với việc triển khai như vậy, máy bay tác chiến điện tử của Israel có thể đến gần gây nhiễu các hệ thống của Syria nhằm bảo vệ máy bay tấn công.

Với những quan điểm trên, có thể thấy rằng, câu trả lời hợp lý nhất chỉ đơn giản là S-300 đã không được sử dụng trong việc chống lại máy bay Israel tấn công các mục tiêu ở Syria từ không phận Lebanon.

Một khi đã không được sử dụng, những ý kiến cho rằng S-300 của Nga không hiệu quả trước máy bay Israel là không hoàn toàn chính xác trong tình huống này.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.