TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Nguyễn Thu Huyền
Chủ nhật, 02/04/2023 | 14:32
0
Dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm, chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 10.

Mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2016-2021 đã được khẳng định tại Nghị quyết 10 ngày 7/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII.

Tại Nghị quyết này, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP đến năm 2020 đạt 50%. Bình quân năm 2016-2025 năng suất lao động tăng 4-5%/ năm.

Nhìn nhận lại những mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được trong giai đoạn 2016-2020, TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, nhận thấy tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GDP trong giai đoạn này không có nhiều thay đổi so với giai đoạn 2011-2015, thậm chí còn thấp hơn.

"Nếu so với kế hoạch mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết trung ương 10 thì còn thấp khá xa", ông Nghĩa cho hay.

So sánh mức đóng góp của kinh tế tư nhân với các khu vực kinh tế khác, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, mức độ đóng góp của kinh tế tư nhân không tăng, đóng góp của khu vực quốc doanh và khu vực hợp tác xã đều giảm, trong khi đóng góp của khu vực FDI tăng khá vững chắc.

“Điều này báo hiệu một xu hướng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc ngày càng nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các khu vực then chốt về sản xuất và thương mại quốc tế như công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

TS Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia (Ảnh: Thu Huyền).

Đáng chú ý, trong khi khối kinh tế Nhà nước có tỉ trọng vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội giảm liên tục, khối FDI có tỉ trọng đóng góp khá ổn định trong khi khối kinh tế tư nhân có tỉ trọng vốn đầu tư tăng liên tục.

“Câu hỏi đặt ra là tại sao kinh tế tư nhân đóng góp trong tổng đầu tư tăng trong khi đóng góp vào GDP không tăng?”, ông Nghĩa đặt câu hỏi và cho rằng, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư chưa cao, hoặc một phần rất lớn nguồn vốn của khu vực này đầu tư vào BĐS có hiệu quả thấp hơn khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu - vốn là động lực tăng trưởng GDP quan trọng trong những năm qua.

Cũng nhận định về kinh tế khu vực tư nhân giai đoạn 2016-2020, TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nói rằng, dù khu vực tư nhân có nhiều đóng góp quan trọng với nền kinh tế, song nếu đối chiếu với Nghị quyết số 10 thì nhóm này còn nhiều hạn chế.

Ông Lực cũng chỉ ra 6 tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp tư nhân. Thứ nhất, dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm và chưa đạt mục tiêu 50% đến 2020 theo Nghị quyết số 10.

Nguyên nhân là do chính sách, thực hành của các bộ phận thi hành công vụ vẫn có sự phân biệt, thiếu công bằng, bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và DNNN.

Kinh tế vĩ mô - TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay (Hình 2).

TS Cấn Văn Lực – chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV (Ảnh: Thu Huyền).

Thứ hai, theo ông Lực, kinh tế tư nhân chủ yếu có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, đa số vẫn là kinh tế hộ kinh doanh (chiếm 94%) với trình độ công nghệ, năng lực quản trị tài chính, sức cạnh tranh còn thấp. Nguyên nhân một phần là do xuất phát điểm thấp, phần khác do tích luỹ tư bản, sản xuất còn chưa được chú trọng và văn hoá, thói quen kinh doanh, buôn bán nhỏ.

Thứ ba, năng lực hội nhập và cạnh tranh kinh tế quốc tế còn hạn chế, mức độ tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở mức thấp. Sức chống chịu của doanh nghiệp còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể, phá sản bởi các cú sốc từ bên ngoài…

Thứ tư, ông Lực cho rằng tình trạng vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân chưa giảm. 

“Nguyên nhân chính là văn hoá kinh doanh, đạo đức kinh doanh chưa được quan tâm, trau đồi, đôi khi bị những việc trước mắt, ngắn hạn làm mờ đi tính lâu dài, bền vững, ý thức và tính thượng tôn pháp luật chưa cao”, ông Lực nói.

Nhấn mạnh yếu tố thiếu vốn của doanh nghiệp tư nhân, TS Cấn Văn Lực nói rằng do doanh nghiệp chưa đa dạng hoá nguồn vốn, huy động vốn chưa bài bản, thiếu minh bạch, sử dụng vốn sai mục đích, đầu tư dàn trải, thậm chí vi phạm nghiêm trọng về công bố thông tin, thao túng chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp như thời gian qua…

Vấn đề cuối cùng, vị chuyên gia chỉ ra việc chú trọng vào công nghệ, ứng dụng CNTT của doanh nghiệp còn rất thấp.

Nêu kiến nghị, TS Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện thực chất mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tiến tới minh bạch công bằng, ổn định, nhất quán, dự báo được, kịp thời và thực thi tốt đối với các cơ chế, chính sách và thực thi tại các cấp chính quyền.

Ông Lực cũng kiến nghị, cần có cơ chế, chính sách và cách làm phù hợp để khuyến khích hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp siêu nhỏ…

Chính phủ mới ban hành Nghị quyết số 45 ngày 31/3/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của Chương trình phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2025 đạt khoảng 55%; đến năm 2030 khoảng 60 - 65% GDP.

[E] Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải: Tạo môi trường đầu tư để phát triển kinh tế tư nhân

Chủ nhật, 12/02/2023 | 07:15
Bí thư tỉnh uỷ Thái Nguyên kỳ vọng Tp.Phổ Yên sẽ là “hạt nhân” quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh.

[E] “Tư duy nghĩ lớn của doanh nhân đã tạo ra doanh nghiệp lớn”

Thứ 5, 13/10/2022 | 07:00
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận, càng trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, vai trò của doanh nghiệp lớn càng được thể hiện rõ. 

Một khu vực tư nhân hiệu quả là nền tảng cho phục hồi kinh tế

Thứ 3, 12/10/2021 | 10:00
Đánh giá mới nhất của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã khẳng định vai trò tiên phong của khu vực kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển vượt bậc của Việt Nam.

Đổi mới toàn diện quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế tư nhân

Thứ 3, 02/03/2021 | 09:26
Thủ tướng Chính phủ giao bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm trình Đề án đổi mới toàn diện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, trước ngày 20/3/2021.
Cùng tác giả

Thủ tướng: Khuyến khích các dự án lớn của doanh nghiệp Trung Quốc

Thứ 3, 14/05/2024 | 15:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có thế mạnh.

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để xảy ra "ôm" tiền mà không làm gì cả

Thứ 3, 14/05/2024 | 10:40
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, khâu điều chỉnh, điều hoà kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công là khâu rất quan trọng và phải xử lý để giải ngân hết nguồn tiền đưa ra.

Thủ tướng: Sớm giải quyết nguồn vật liệu cho cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng

Chủ nhật, 12/05/2024 | 20:01
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Thủ tướng yêu cầu giải quyết xong các vấn đề về mỏ nguyên vật liệu ngay trong tháng 5 này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri trước kỳ họp Quốc hội

Chủ nhật, 12/05/2024 | 19:48
Chiều 12/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội Tp.Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ đặt mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:46
Theo Nghị quyết Chính phủ mới ban hành, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 10 tỷ phú USD thế giới và 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Cùng chuyên mục

Bình Thuận nâng cấp mở rộng tuyến đường trăm tỷ kết nối tỉnh Lâm Đồng

Thứ 4, 15/05/2024 | 22:58
Việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.717 (đoạn từ điểm giao với đường ĐT.766 đến giáp tỉnh Lâm Đồng) là cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông.

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Thứ 4, 15/05/2024 | 21:37
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, yêu cầu nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác thi công xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Xử lý triệt để vi phạm về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Thứ 4, 15/05/2024 | 20:49
Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT rà soát toàn bộ hệ thống VMS nhằm đảm bảo phát hiện kịp thời các trường hợp tự ý ngắt kết nối, tháo gửi thiết bị sang các tàu khác...

Tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2024 dự báo ở mức kỷ lục: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá

Thứ 4, 15/05/2024 | 15:00
Gạo của Việt Nam ổn định về nguồn cung và giá cả, có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu hàng năm của nhiều nước trên thế giới.

VCCI: Nhiều quy định chưa phù hợp cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp

Thứ 4, 15/05/2024 | 14:40
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (sau đây gọi tắt là Dự thảo).
     
Nổi bật trong ngày

Các giải pháp để Bà Rịa-Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao

Thứ 4, 15/05/2024 | 13:04
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra 10 giải pháp trọng tâm, để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đáp ứng được 90% nhu cầu sử dụng lao động chất lượng cao.

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn vướng mắc Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4

Thứ 4, 15/05/2024 | 21:37
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, yêu cầu nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác thi công xây dựng dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.