TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội?

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 2, 21/08/2017 06:57

Những vấn đề về lập pháp, hiến pháp, vận hành của Quốc hội Việt Nam... luôn là đề tài được đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội quan tâm, nhưng ít ai biết và hiểu đúng về nó. Từ vấn đề này, TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã viết cuốn sách “Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm”.

Ngày 20/8, tại phố Hai Bà Trưng, Hà Nội công ty Sách Omega Việt Nam và Tạp chí Tia sáng tổ chức buổi tọa đàm và ra mắt cuốn sách “Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm” của tác giả TS. Nguyễn Sĩ Dũng - một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực khoa học chính trị hiện nay của Việt Nam.

Đời sống - TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội?

Quang cảnh buổi tọa đàm, ra mắt sách.

Chia sẻ về lý do cho ra đời cuốn sách “Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho hay với vốn tiếng Anh được đào tạo bài bản, cùng những chuyến học hỏi kinh nghiệm trên 60 quốc gia với nhiều hình thức như tham quan, tu nghiệp, tìm hiểu đầy đủ các loại hình chế độ chính trị hiện đại nhất cho đến các quốc gia đang trên đà phát triển.

Thêm vào đó, những năm nghiên cứu và làm việc trong Văn phòng Quốc hội cũng như các cơ quan về Luật pháp khác đã giúp ông hình thành được tư duy và kiến thức để viết nên những suy nghĩ, trăn trở trong nhiều năm để tổng hợp thành cuốn sách bàn về Quốc hội.

Bên cạnh đó, chia sẻ với PV, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng cho biết thêm: “Điều thôi thúc tôi viết quyển sách này còn là nhận thức sâu sắc rằng để có thể kiến tạo được một nền quản trị quốc gia hiện đại, chúng ta cần kiến thức, cần sự hiểu biết sâu rộng về việc thiết kế và vận hành quyền lực nhà nước”.

Đời sống - TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội? (Hình 2).

TS. Nguyễn Sĩ Dũng (trái) chia sẻ về cuốn sách "Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm".

Nói về điểm đặc biệt trong cuốn sách này, theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, cuốn sách đề cập đến từ “khái niệm”, có nghĩa là làm rõ những khái niệm cơ bản của Quốc hội, từ đó hiểu đúng và có cách thức làm đúng, có mục đích hướng đến việc xây dựng một Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Cuốn sách xoay quanh việc tổng kết quá trình gần 30 năm TS. Nguyễn Sĩ Dũng làm việc cho Quốc hội – cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước Việt Nam.

Sách có những vấn đề, những câu hỏi để biết, để nghĩ giúp hối thúc trách nhiệm của mỗi người dân trước đời sống chính trị trên đất nước Việt Nam và các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng về những vấn đề nóng và khó của Quốc hội suốt những năm qua.

 

Đời sống - TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội? (Hình 3).

 

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng, có nhiều khái niệm về Quốc hội nhưng hiện nay mới chỉ phản ánh nội dung nội hàm nhận thức trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đến khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì khái niệm đó không còn như vậy.

Ví dụ, từ câu hỏi liệu Quốc hội có phải là cơ quan vừa lập hiến vừa lập pháp hay không?, tác giả cũng đã đưa ra những khái niệm cụ thể để người đọc hiểu, nắm được bản chất vấn đề.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng đã đưa ra những quan điểm, giải thích độc đáo về những khái niệm tưởng chừng lâu nay chúng ta vốn quá hiểu rõ hoặc hiểu một cách chung chung, để đến khi người đọc chiêm nghiệm xong mới vỡ lẽ ra những khái niệm mình hiểu còn sơ sài.

Đời sống - TS. Nguyễn Sĩ Dũng nói gì khi bàn về Quốc hội? (Hình 4).

Các khách mời tham gia thảo luận thêm về nội dung của cuốn sách.

Thông qua buổi tọa đàm, ra mắt sách TS. Nguyễn Sĩ Dũng bày tỏ hi vọng cuốn sách “Bàn về Quốc hội và những thách thức của khái niệm”, cũng sẽ góp một phần vào sự phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.

Thanh Lam – Nguyễn Lâm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.