TS. Phạm Sỹ Liêm chỉ ra việc hưởng siêu lợi nhuận của nhà thầu BT

TS. Phạm Sỹ Liêm chỉ ra việc hưởng siêu lợi nhuận của nhà thầu BT

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 6, 27/10/2017 07:01

TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, phương thức BT (xây dựng-chuyển giao) nếu muốn tiếp tục triển khai thì phải tiến hành đấu giá chứ không thể đổi ngang để tạo sự minh bạch và tuân thủ cơ chế thị trường.

 

Xã hội - TS. Phạm Sỹ Liêm chỉ ra việc hưởng siêu lợi nhuận của nhà thầu BT

Nhà thầu làm 5km đường Lê Văn Lương (Hà Nội) được trả 197ha đất với giá 8,5 triệu/m3.

Mới đây, trong hội thảo về cơ chế đầu tư BT, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra nhiều lỗ hổng trong hình thức BT (xây dựng-chuyển giao). Theo đó, 14/15 dự án BT đều được chỉ định thầu.

Các địa phương thì cho rằng, sở dĩ có việc đó là do tính cấp bách. Tuy nhiên, điều này đã bị Kiểm toán Nhà nước bác bỏ vì các dự án này không nằm trong kế hoạch trung hạn của địa phương, không có sự giám sát của Hội đồng Nhân dân.

Xã hội - TS. Phạm Sỹ Liêm chỉ ra việc hưởng siêu lợi nhuận của nhà thầu BT (Hình 2).

TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, hình thức BT khiến Nhà nước chịu thiệt.

 Trao đổi với báo Người Đưa Tin, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho hay: “BT là hình thức xây dựng và chuyển giao. Nghĩa là đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng sau đó chuyển giao cho chính quyền. Chính quyền trả cho họ một lượng đất đai nhất định tương xứng với công trình hạ tầng đó.

Nhưng chúng ta hiện nay không còn thời kỳ kinh tế bao cấp nữa mà là kinh tế thị trường. Tức là chúng ta đi theo 3 cơ chế:

Một là cơ chế giá cả và mọi sự trao đổi thỏa thuận giữa đôi bên theo giá cả đó.

Thứ hai là cơ chế cung cầu. Cung ít cầu nhiều thì giá sẽ tăng, cung nhiều cầu ít thì giá sẽ hạ.

Thứ ba là cơ chế cạnh tranh. Nhiều người cùng xúm vào một hoạt động thì giá cả sẽ thay đổi.

Như vậy, có thể thấy, giá cả còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và cạnh tranh.

Nhưng "đổi đất lấy hạ tầng" thì không theo cơ chế đó. Giá hạ tầng là do họ dự toán bất cần thị trường có công nhận hay không. Trong khi đó, giá đất lại rẻ. Như vậy nhà đầu tư sẽ được siêu lợi nhuận còn Nhà nước bị thiệt”.

Số liệu đưa ra tại hội thảo về cơ chế đầu tư BT khiến nhiều người giật mình. Theo đó, tại đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài, nhà đầu tư bỏ hơn 700 tỷ đồng xây 5km. Đổi lại, Hà Nội bố trí hơn 197 ha để nhà đầu tư xây dựng khu đô thị. Với giá 8,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi xây xong tuyến đường, giá đất ở khu vực này đã tăng gần 5 lần.

Cơ chế này bộc lộ nhiều hạn chế, vì thế, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, phương thức BT nếu muốn tiếp tục triển khai thì phải tiến hành đấu giá chứ không thể đổi ngang để tạo sự minh bạch và tuân thủ cơ chế thị trường.

Ông Liêm cũng cho rằng, nên phát triển hạ tầng và đất đai cùng một thời điểm. Vị tiến sỹ đưa ra minh chứng ở đường Xã Đàn, được mệnh danh là con đường đắt nhất hành tinh.  Ông cho hay: “Nhà nước bỏ tiền ra làm con đường đó, phải tốn khá nhiều kinh phí để giải phóng mặt bằng. Nhưng làm con đường đó thì ai hưởng lợi? Đâu phải chỉ có lợi ích cho việc đi lại mà đất đai ở hai bên đường tăng giá lên hàng chục lần. Chính quyền là đơn vị đầu tư nhưng chẳng được lợi gì.

Để tránh rơi vào tình trạng tương tự, khi làm con đường, chúng ta đồng thời phải giải phóng khoảng 50m hai bên đường.

Người dân ở hai bên được đưa đi tái định cư ở chỗ khác, còn 50m hai bên đường đó, Nhà nước mang bán đấu giá để lấy tiền trả cho bên thi công làm đường. 

Nhưng muốn làm được như vậy thì các công chức phải chịu khó. Ủy ban Nhân dân cấp huyện/tỉnh phải là đơn vị đứng ra chứ không chỉ là sở xây dựng. Đó sẽ là một dự án tổng quan, mà mỗi đơn vị chịu trách nhiệm một phần . Đơn vị quy hoạch lo quy hoạch, xây dựng lo khâu chia lô, giao thông thì tìm nhà thầu… Đó là cách làm hiệu quả nhất và lý tưởng nhất”.  

GS. Đặng Hùng Võ nguyên Thứ trưởng bộ TN&MT cũng cho rằng, cần dừng ngay hình thức “đổi ngang”, đổi đất để lấy hạ tầng ở các tỉnh, thành phố phát triển. Vì đây là hình thức khiến ngân sách Nhà nước thất thu và dễ nảy sinh “lợi ích nhóm”.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.