TS Phan Quốc Việt: Làm phim đời mình (1)

TS Phan Quốc Việt: Làm phim đời mình (1)

Thứ 5, 27/12/2012 23:50

Bài viết của tiến sỹ Phan Quốc Việt, người đào tạo kỹ năng sống cho hàng trăm ngàn người trẻ ở khắp đất nước, nói về "kịch bản" về "bộ phim đời mình", sẽ được đăng nhiều kỳ trên Nguoiduatin.vn.

Có những bộ phim sau khi hoàn thành ngay cả biên kịch, đạo diễn, diễn viên chính cũng không muốn xem lại. Những thước phim nhàm chán xếp chồng chéo lên nhau, thà không dựng thành phim còn hơn. Có những bộ phim sống mãi với thời gian và là niềm tự hào của lịch sử nhân loại. Nhân vật chính là thần tượng của nhiều thế hệ.

Sự kiện - TS Phan Quốc Việt: Làm phim đời mình (1)

Ông Phan Quốc Việt: "Sống thật nhất là thành thật với chính mình"

> Toàn cảnh vụ Sài Gòn Giải phóngPhụ Nữ TP HCM "bôi bẩn" đồng nghiệp

Cuộc đời mỗi chúng ta là một bộ phim mà ta chính là biên kịch, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên chính, khán giả và nhà phê bình. Phim đời, đời phim. Đời phim, phim đời. “Đã sinh ra trong trời đất, phải để danh gì với núi sông”. Hãy tạo dựng cuộc sống của mình thành một bộ phim để đời!Đừng biến cuộc đời mình chỉ là những thước phim nham nhở hoặc mình chỉ là những vai phụ, vai đóng thể của phim đời người khác!

Bà Xuân là một khuôn mẫu mà cha mẹ Xuân dùng để nuôi dạy cô: "Ngoại không bao giờ phí thời gian vào những việc nhảy múa vô bổ như con đâu. Ngoại luôn luôn đăm chiêu tìm tòi. Con chỉ thành đạt như ngoại nếu con luôn tư duy nghiêm nghị".

Cái bóng của bà Xuân, người cùng tên với cô đã bao trùm lấy cuộc đời của Xuân. Một cô bé trẻ trung, lòng tràn đầy nhiệt huyết, bản tính tự do và đam mê nhảy múa. Cha mẹ cô đã gọt đẽo Xuân thành bản sao của ngoại, không màng đến con người thật và những mong ước, khát khao của cô. Bà Xuân là một doanh nhân thành công, đầy kỷ luật, cương nghị, còn Xuân lại mộng mơ và mang tâm hồn của một người nghệ sĩ.

Cũng bắt đầu từ đó, cô không được sống với con người thật của mình. Cô quên bẵng hình ảnh của cô Xuân, đúng với nghĩa đen của từ xuân, hồn nhiên, vui tươi, lả lướt với những điệu nhảy. Xuân trở thành một con người khác, một bà Xuân thứ hai, chăm chỉ, nghiêm nghị và luôn nghĩ đến chuyện kiếm tiền. Bố mẹ cô đã vạch rõ mục tiêu và từng bước cô sẽ trở thành trong tương lai, một kế toán trưởng có sự nghiệp thành công như bà Xuân, lập gia đình với người yêu và đảm nhận công việc của một chuyên viên thống kê rất trách nhiệm. Cha mẹ Xuân rất hài lòng vì cô đã đạt được những gì họ mong muốn: "Nếu Ngoại còn sống, chắc chắn ngoại rất tự hào về con!"

Nhưng từ sâu thẳm trong tiềm thức, tiếng gọi tâm linh luôn thúc giục Xuân hãy sống như mình được sinh ra để trở thành. Nhiều đêm khuya Xuân giật mình thức giấc hoảng loạn như một người lên nhầm xe, ngồi nhầm ghế mà xe đã đi rất xa theo một hướng hoàn toàn khác. Trằn trọc không ngủ. Cô chán nản với những công việc mình đang làm, cái tôi bị đè nén lâu nay của cô lên tiếng thét gào. Và hình ảnh cô bé xinh tươi với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc bay người thể hiện trong các dịp hội diễn ngày nào lại trở về, bừng sáng trong tâm trí cô, thôi thúc cô.

Trong bộ phim đời mình, Xuân đã rất cố gắng, khổ sở để nhập vai bà Xuân. Nhưng cô không được tham gia vào kịch bản. Bố mẹ cô đã viết nên kịch bản đó. Họ đạo diễn cuộc đời của Xuân đi theo hướng không đúng với năng khiếu và tính cách của cô. Mỗi khi tua lại những thước phim đời mình, Xuân lại thấy ngao ngán, chán chường xen lẫn uất hận. Cô đã bị ép vai. Cô không được đóng đúng vai trong bộ phim đời mình. Giá mà, bộ phim nghệ thuật múa, cô cô là một vai chính - nghệ sĩ múa thì… mọi việc đã khác!!! Giá mà…, giá mà.., giá mà… Có bao nhiêu người không nhắm mắt nổi khi sắp rời xa cuộc đời vì biết mình làm nhầm phim và đóng nhầm vai? Nhưng cũng có những con người vui vẻ thanh thản khi ra đi vì họ đã diễn trọn vẹn vai mà mình thực sự mong muốn. Nếu được sống lại, họ có thay đổi phim đời mình không thì họ luôn mỉm cười bình an: “tôi vẫn sống hết mình như thế, chỉ điều chỉnh đôi cảnh để phim đẹp hơn”.

Trung thực cao cả nhất là trung thực với chính mình. Sống thật nhất là thành thật với chính mình. Cuộc đời của mỗi người cũng là một bộ phim. Cuộc sống nội tâm chính là vai diễn của chúng ta. Sống là diễn, diễn cũng là sống. Làm việc là giải trí, giải trí cũng là làm việc. Đời là phim. Phim là đời.

Hãy tạo ra bộ phim đời mình như vua hài Sáclơ đã tạo ra, biết bao người ở nhiều thế hệ đã xem đi xem lạ phim của ông mà không biết chán. Càng xem càng thấy ý nghĩa, càng muốn xem lại. Trong bộ phim đó, ông vừa là nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch, diên viên chính, người xem và nhà phê bình. Bộ phim đời ta cũng vậy, ta cùng lúc là 6 trong 1: ta vừa viết kịch bản, vừa sản xuất, vừa đạo diễn, vừa là diễn viên chính, vừa là người xem và là người bình luận của nó. Ta hãy ngồi xem lại những thước phim đời mình đã qua, nhìn nhận công minh và quyết tâm trở thành một nghệ nhân tạo dựng những tập phim tiếp theo thật tuyệt diệu. (Còn tiếp)

Tiến sỹ Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tâm Việt Group)


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.