Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Chủ nhật, 24/03/2024 14:02

Quyết định định này của Ngân hàng Nhà nước, nhằm tăng cường đảm bảo an toàn cho người dân khi chuyển tiền.

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 (Quyết định 2345) của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7/2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt và vân tay.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này trên báo Công Thương ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mục đích của việc phải xác thực khuôn mặt là đảm bảo chính chủ đang thực hiện giao dịch. Theo ông Tuấn, thời gian qua có không ít người dân đã bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền. Thủ đoạn của các đối tượng này rất tinh vi như tự xưng cơ quan chức năng như: Công an, thanh tra giao thông... và đưa ra các tình huống khiến người dân mất cảnh giác, truy cập vào phần mềm, đường link có mã độc. Sau đó, đối tượng vào tài khoản, thậm chí chiếm quyền kiểm soát điện thoại để lấy hết tiền.

Theo đó, để góp phần ngăn chặn tình trạng trên, đồng thời tăng cường đảm bảo an toàn cho các chủ tài khoản, theo Quyết định 2345, từ ngày 1/7, chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần phải xác thực bằng mã OTP. Với chuyển tiền trên 10 triệu đồng, bên cạnh xác thực bình thường như hiện nay, người thực hiện giao dịch còn phải xác thực khuôn mặt. Mục đích là đảm bảo đúng chính chủ đang thực hiện giao dịch. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng quy định tổng số tiền các giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực bằng sinh trắc học.

“Xác thực sinh trắc học là khuôn mặt thật chứ không phải hình ảnh cài trên điện thoại. Tức là người thực hiện chuyển tiền phải soi khuôn mặt mình vào ứng dụng, nhìn lên nhìn xuống để đảm bảo đây là hình ảnh sống. Và khuôn mặt của người thực hiện chuyển tiền được đối chiếu với dữ liệu sinh trắc học từ Căn cước công dân gắn chip do Bộ Công an quản lý”, ông Tuấn nói.

Làm rõ hơn về quy định này, lãnh đạo Vụ Thanh toán cho hay, quy định chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng.

“Tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông... tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học”, ông Tuấn nói thêm.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai áp dụng biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet (Internet Banking, Mobile Banking). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các nhà băng lưu trữ thông tin về thiết bị giao dịch trực tuyến của khách hàng và nhật ký xác thực giao dịch tối thiểu trong vòng 3 tháng.

Đối với các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, thời gian áp dụng các quy định trong Quyết định 2345 sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2025.

Tài chính - Ngân hàng - Từ 1/7 tới đây, phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay khi chuyển tiền trên 10 triệu đồng

Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, thời gian gần dây, theo kết quả điều tra những vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân, có đến 99% vụ việc là không để lại dấu vết của bọn tội phạm. Vì tiền được chuyển đến nhưng tài khoản được thuê, mượn mua bán sau đó được chuyển ra tài khoản khác. Việc truy tìm đối tượng lừa đảo rất khó khăn. Nhưng từ 1/7, kể cả khi khách hàng lỡ chuyển tiền vào tài khoản của bọn lừa đảo rồi thì cũng có thể lấy lại tiền. Vì muốn chuyển vào tài khoản là người thực hiện phải xác thực sinh trắc học với giao dịch trên 10 triệu đồng. Còn trường hợp kẻ gian dùng tài khoản của mình để chuyển tiền thì cơ quan công an sẽ nhanh chóng xác định được danh tính qua đối chiếu với thông tin trên căn cước gắn chip.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.