Anh Lê Văn Nam, nhân viên của công ty khá uy tín bảo dưỡng điều hòa Nam Đô cho biết, tùy thuộc vào thời gian sử dụng hay môi trường hoạt động của điều hoà với từng loại máy, dòng điều hoà sẽ có thời gian định kỳ bảo dưỡng khác nhau, 3-4-6-12 tháng/lần.
Thực tế, quá trình sử dụng lâu ngày, máy lạnh có thể không lạnh hoặc hơi lạnh tỏa ra yếu, nguyên nhân chính do lâu ngày máy không được làm vệ sinh dẫn đến công suất lạnh giảm. Điều này khiến cục nóng giải nhiệt (outdoor unit) kém, có thể dẫn tới gây hư hỏng nặng. Thường gặp hơn tại các hộ gia đình đó là cục lạnh trong nhà (Indoor unit) không trao đổi nhiệt được dẫn đến nhiệt độ quá lạnh làm nước ngưng tụ nhiều và chảy ra ngoài máng hứng nước của máy.
Tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, người dùng nên thường xuyên tự kiểm tra, bảo dưỡng cho máy. Việc này, không quá khó và người dùng hoàn toàn có thể tự xử lý được. Nguyên tắc đầu tiên trước khi thực hiện bảo dưỡng điều hòa tại nhà là người dùng cần tắt hết các nguồn điện cung cấp cho máy, đợi hơn 2 phút mới được tiến hành, che phủ các vật dụng xung quanh để tránh nhỏ nước, bụi. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng sẽ lần lượt theo các bước sau:
Đầu tiên phải kiểm tra lượng gas trong bình, nếu không có máy móc, hãy kiểm tra đường ống, nhất là tại các mối nối xem có bị rò rỉ gas hay không. Tiếp đó, người dùng có thể mở vỏ máy ra để kiểm tra các thiết bị, linh kiện như mô tơ điện, máy bơm áp lực,… có dấu hiệu hỏng hóc hay không, nếu có nên cân nhắc gọi thợ đến sửa sớm.
Việc vệ sinh dàn lạnh cũng không thể bỏ qua, chủ nhà có thể dùng các loại khăn mềm, dung dịch tẩy rửa để làm sạch bụi, vi khuẩn ở các kẽ hở bên trong. Kiểm tra cửa thoát khí xem có cặn bẩn hoặc vật cản, ống thoát nước có bị tắc hay không. Sau khi hoàn thành bước này mới đến khâu vệ sinh cánh quạt. Trước khi làm sạch, người dùng nên cố định nó rồi lau khô bằng vải mềm rồi mới dùng dung dịch để lau lại.
Đến khâu vệ sinh dàn nóng, chủ nhà cần chú ý khi tháo lắp có thể dùng máy bơm áp lực nhỏ xịt nước theo dạng tia vào các khe của dàn tản nhiệt, đồng thời kiểm tra xem dàn nóng có được che chắn cẩn thận, dây tiếp đất có bị hở hay không.
Kế đó là vệ sinh lưới lọc khí cùng vỏ máy bằng cách tháo bộ lọc khí ra, rửa bằng nước ấm khoảng 30 độ C rồi để ráo nước, dùng khăn khô lau sạch. Việc lau vỏ máy để giữ vệ sinh sạch sẽ cũng không thừa với những máy đã sử dụng lâu năm.
Cuối cùng, khi lắp lại hết các thiết bị, người dùng cũng nên lắp lại theo đúng thứ tự đã tháo ra. Ngoài ra, để cẩn thận hơn nên kiểm tra một lần nữa các loại dây điện, ổ cắm có ổn định hay không trước khi bật máy lên chạy thử.
Xem thêm:<<'Bóc phốt' mánh khóe thợ sửa điều hòa mùa nắng nóng<<
Đ.Huệ