Từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 402,61 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 402,61 tỷ USD

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 2, 28/08/2023 20:44

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2023, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta thặng dư 16,26 tỷ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa của nước ta thặng dư 16,26 tỷ USD

Tài Chính Doanh Nghiệp dẫn nguồn t heo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/8/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 402,61 tỷ USD, giảm 16,2%, tương ứng giảm 62,22 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 209,43 tỷ USD, giảm 10,1%, tương ứng giảm 23,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, các nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 5,62 tỷ USD, tương ứng giảm 15,1%; hàng dệt may giảm 3,5 tỷ USD, tương ứng giảm 14,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 2,74 tỷ USD, tương ứng giảm 10%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 2,67 tỷ USD, tương ứng giảm 25,7%; giày dép các loại giảm 2,63 tỷ USD, tương ứng giảm 17,4%...

Tuy nhiên ở chiều ngược lại, nhập khẩu của cả nước đạt 193,18 tỷ USD, giảm 16,7%, tương ứng giảm 38,72 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.

Một số nhóm hàng giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 8,31 tỷ USD, tương ứng giảm 64%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 3,68 tỷ USD, tương ứng giảm 7,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 3,59 tỷ USD, tương ứng giảm 12,6%...

Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2023, cán cân thương mại hàng hóa của nước ta thặng dư 16,26 tỷ USD.

So với kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu năm, mức giảm đang nhẹ dần. Xuất khẩu tăng dần cao hơn tháng trước trong 3 tháng liên tiếp gần đây, thể hiện một số tín hiệu khởi sắc trong hoạt động thương mại.

Trao đổi với Thương Hhệu & Công luận, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, nhóm hàng xuất khẩu ghi nhận có mức tăng trưởng ấn tượng nhất tập trung vào trái cây, gạo, hạt điều và nhiều mặt hàng thiết yếu. Đơn cử, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng ghi nhận đến thời điểm hiện tại đã đạt khoảng 850 triệu USD, gấp đôi năm 2022. Con số này dự kiến sẽ đạt 1,2-1,5 tỷ USD vào cuối năm nay. Với nhóm hàng lúa gạo, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) so sánh, nếu trong 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 4 tỷ USD, giảm 27,4% so với cùng kỳ; thì từ đầu tháng 7 đến nay, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã ghi nhận thêm gần 1 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm đến nay lên hơn 5 tỷ USD, rút ngắn mức giảm còn 25% so với cùng kỳ. Tương tự, với ngành gỗ, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 6 tỷ USD, giảm tới 25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 1,1 tỷ USD. Điều này cho thấy tín hiệu xuất khẩu sản phẩm gỗ dần phục hồi.

Kinh tế vĩ mô - Từ đầu năm đến 15/8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 402,61 tỷ USD

Ảnh minh họa.

Một số nhóm hàng cũng bật tăng trở lại

Theo Bộ Công Thương, đơn đặt hàng xuất khẩu các nhóm hàng hóa khác như chăn nuôi, cà phê, hạt điều, thực phẩm… cũng bật tăng trở lại, dao động từ 6-13%. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã đạt doanh số cao và tăng trưởng từ 10-30%, thậm chí đến 70% từ đầu tháng 7 đến nay.

Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Công ty gỗ Đức Thành, nhận định, thị trường đã “bắt đáy” và theo quy luật khi chạm đáy rồi sẽ từ từ đi lên. Công ty đã nhận được một số đơn hàng cho vụ mới, đã có khách hàng đề nghị báo giá, mẫu đã có.

“Chúng tôi đang tiếp xúc với một số khách, nói chung đơn hàng cho năm 2024 khá khả thi. Có thể đến năm 2024 xuất khẩu gỗ phục hồi trở lại”, bà Lê Hải Liễu tự tin cho biết.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI tính đến hết ngày 15/8 đạt 153,3 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Theo báo Tiền Phong, cũng theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, tuy tình hình lạm phát trên thế giới đã hạ nhiệt nhưng hầu hết các nền kinh tế lớn hiện vẫn tăng trưởng thấp do tổng cầu suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt ….Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam.

Đặc biệt, các Bộ ngành cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự để đẩy mạnh xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhất là các mặt hàng có nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào nội địa để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung.

Bên cạnh đó, các bộ ngành cần nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.

Trúc Chi (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.