​Từ Vị Xuyên 30 năm trước, nghĩ về thế trận phòng thủ hôm nay

​Từ Vị Xuyên 30 năm trước, nghĩ về thế trận phòng thủ hôm nay

Nguyễn My

Nguyễn My

Thứ 5, 05/01/2017 09:08

Đúng 30 năm trước, trận Vị Xuyên - Hà Giang, 30 năm trước cũng như trên toàn dải đất biên giới phía Bắc do phía Trung Quốc châm ngòi trên 6 tỉnh biên giới Việt - Trung.

Xã hội - ​Từ Vị Xuyên 30 năm trước, nghĩ về thế trận phòng thủ hôm nay

 Trung tướng Đặng Quân Thụy trong buổi nói chuyện với đoàn đại biểu Hội phụ nữ TP.HCM, những cựu cán bộ Hội từng lên Vị Xuyên thăm bộ đội giữ chốt và được vị Tư lệnh Mặt trận đón 30 năm trước.

Vào đúng ngày này của 30 năm trước (5.1.1987), ít ai có thể nghĩ đó là trận chiến gần như được coi là khốc liệt cuối cùng của cuộc chiến kéo dài chục năm diễn ra trên mảnh đất tiền tiêu Vị Xuyên - Hà Giang cũng như trên toàn dải đất biên giới phía Bắc do phía Trung Quốc châm ngòi trên 6 tỉnh biên giới Việt - Trung. Nơi vốn có nhiều năm nặng tình hữu nghị anh em qua câu hát: "Bên sông tắm cùng một dòng/ Anh nhìn sang đấy, em nhìn sang đây...".

Là một sĩ quan làm báo trong quân đội, tôi cũng có theo dõi chiến sự ngày đó trên các báo, đài, hãng thông tấn nước ngoài như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, AFP, Reuters..., thấy họ đều đưa rất đậm thông tin về trận chiến nói trên. Nó được xem là một trong những cuộc xung đột dữ dội nhất kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 17.2.1979. Nhiều nguồn tin phương Tây cho hay, phía Trung quốc bị thiệt hại đến 4.000 quân trong mấy ngày đó ( 5-7.1.1987) chứ không phải như họ che dấu là "chỉ bị thiệt hại gần 500 quân"...

Chỉ riêng mặt trận Vị Xuyên, trong thời kỳ chiến tranh biên giới, quân đội Trung Quốc đã từng điều 17 sư đoàn thuộc 10 quân đoàn chủ lực thuộc 8 Đại Quân khu, một số sư đoàn của các quân khu khác cùng 5 sư đoàn pháo binh với quân số khoảng 500.000 là đủ hiểu họ tung hết sức mạnh ghê gớm vào mặt trận Vị Xuyên, kiểu "lấy thịt đè người" trong suốt một thời gian dài.

Về phía chúng ta, chỉ riêng ở mặt trận Vị Xuyên trong suốt 10 năm gian khổ chiến đấu và giữ chốt bảo vệ biên cương, cũng đã có khoảng 4.000 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang đã anh dũng hy sinh. Trong đó, có đến 2 ngàn người đến nay vẫn chưa tìm thấy xác. Có những trận địa bị pháo địch nã liên tục, trơ đá và trở thành những "lò vôi thế kỷ" (cụm từ được quen gọi hồi đó) trong núi cao, rừng sâu...

Được biết, cho đến nay, chúng ta cũng chưa công bố tổng số cán bộ chiến sĩ và dân quân tự vệ trên 6 tỉnh biên giới đã hy sinh trong cuộc chiến suốt 10 năm đó là bao nhiêu cả thảy.

Tôi đem câu hỏi này phỏng vấn một người có trách nhiệm và là người trong cuộc, trung tướng Đặng Quân Thụy, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 2. Trong thời điểm mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang xảy ra đụng độ ác liệt nhất thì chính ông đã là Phó tư lệnh Quân khu kiêm tư lệnh mặt trận tiền phương (Vị Xuyên). Ông cũng nói rằng "con số tổng này của toàn tuyến biên giới cũng không rõ là bao nhiêu", chỉ biết rõ một điều, mặt trận Vị Xuyên nơi ông chỉ huy là nơi nóng bỏng nhất, ác liệt nhất, dai dẳng nhất của cuộc chiến kéo dài những 10 năm (1979-1989) ở biên giới phía Bắc.

Tôi cũng được ông cho biết, nhà nước ta đã đồng ý xây dựng ở địa danh này một Khu tưởng niệm đặc biệt ý nghĩa khi mà trong lòng đất Vị Xuyên hiện còn cả ngàn người nằm xuống mà chưa tìm được hài cốt.

Tôi có hỏi một chuyên gia quân sự chuyên về pháo binh về lý do cả hai phía hồi đó sao đều bị tổn thất nặng về lực lượng trong cuộc chiến nói trên đến vậy thì được biết: Thời kỳ này, pháo binh của quân đội ta khai hỏa vào vị trí của địch trên các cao điểm tại Vị Xuyên khi cơ bản tạm ổn thì bộ binh ta xung phong. Các chiến sĩ của ta với lòng dũng cảm vô song đã vấp phải hỏa lực mạnh mẽ của bộ binh địch nhưng vẫn xông lên. Rất nhiều cán bộ, chiến sĩ của chúng ta đã hy sinh anh dũng. Tuy rằng pháo binh của ta cũng đã bắn dọn đường nhưng vì độ tản mát rất lớn nên khi bộ binh xung phong trong khoảng cách 300m thì pháo binh ta không thể bắn được nữa. Chính vì thế nên địch có thời gian từ nơi ẩn nấp là công sự vững chắc dùng hỏa lực bộ binh để bắn trở lại vào các chiến sĩ ta lúc đang xung phong.

Vị chuyên gia nọ còn nói: Giá như ngày đó mà ta có loại pháo chính xác với độ tản mát độ

Quốc Phong ( motthegioi.vn)

PHÁO TỰ HÀNH CAESAR

Tháng 6.2008, khi Thái Lan và Campuchia có cuộc đụng độ lớn do tranh chấp ở biên giới, hai bên đã từng đấu pháo ác liệt và phần áp đảo đã thuộc về phía Thái Lan với pháo tự hành Caesar của Pháp. Pháo Caesar có thể bắn được xa 40km, với độ chính xác cực lớn mà độ tản mát lại rất thấp (<10m), tính cơ động cao (dễ di chuyển sau khi bắn vì xe pháo cũng là xe tải bánh lốp) và uy lực lớn. Nhiều nước khác thực ra cũng đã phát triển pháo tương tự, Israel với pháo Atmos, Thụy Điển với pháo Archer, Trung Quốc với pháo SH1... nhưng các loại pháo nêu trên, trừ Caesar, chưa từng trải qua thực tế chiến đấu.

Tuy chiến tranh là thứ không ai trong mong muốn, nhưng nếu điều đó xảy ra, thì dù là bên thắng hay bại trận cũng không thể tránh hết được sự tổn thất sinh mạng. Chúng ta hy vọng và luôn mong mỏi đất nước luôn được bình yên, không có tiếng súng. Đành rằng đây là chuyện không của một phía, nhưng chúng ta phải có thực lực quân sự hiện đại, đủ mạnh để đối phương dè chừng, không dám khiêu khích và đe doạ. Quân đội chúng ta, nay đã có các vũ khí mang tính năng cực kỳ hiện đại như tầu ngầm Kilo của Hải quân, như tên lửa S.300 và máy bay SU30 của Phòng không và Không quân. Đó chính là xu hướng tất yếu trong thế trận phòng thủ đất nước, rất đáng tự hào cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.