Từ vụ án Tân Hoàng Minh: Khi "đại gia túng quá hoá liều"

Đặng Ngọc Thuỷ

Đặng Ngọc Thuỷ

Thứ 5, 07/03/2024 09:54

Nguyên nhân do đâu mà các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tăng cao, số tiền lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng xuất hiện ngày càng nhiều trong thời gian qua?

Nhìn nhận từ các đại gia BĐS 

Báo cáo thống kê của Chính phủ gửi Quốc hội cho thấy riêng số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản năm 2023 là 4.290, tăng 61,52%. Số đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản là 3.032, tăng 31,03%.

Đặc biệt, gần đây rất nhiều vụ án số tiền lừa đảo, chiếm đoạt lên đến cả nghìn tỷ, để xảy ra hậu quả đặc biệt lớn cho xã hội như vụ án Trịnh Văn Quyết cho thấy con số lừa đảo lên tới 3.600 tỷ đồng. 

Hay, Toà án Nhân dân TP Hà Nội cũng chuẩn bị đưa ra xét xử Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh về tội lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng của nhà đầu tư thông qua phát hành trái phiếu.

Là người tham gia tranh tụng lại nhiều vụ án dạng này, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng (đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, qua 2 năm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm sản xuất, kinh doanh đình trệ, khiến cho hầu hết mọi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Góc nhìn luật gia - Từ vụ án Tân Hoàng Minh: Khi 'đại gia túng quá hoá liều'

Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh (ảnh trên cùng bên trái) và nhóm đối tượng trong vụ án. 

Điều này khiến cho các công ty bất động sản (BĐS) lộ yếu huyệt quan trọng đó là vốn, chi phí vận hành, trả nợ, lãi,…khiến tình hình tài chính của các công ty phát sinh vấn đề rất lớn. 

Các công ty phải duy trì chi phí vận hành, trả lãi ngân hàng, trả nợ từ các nguồn vay trái phiếu, ngân hàng là rất lớn. Bản thân nhiều công ty BĐS hoạt động chủ yếu dựa trên các nguồn vay, trái phiếu và điều chuyển các dòng tiền để lấp vào khoảng trống dư nợ lớn.

Vì thế, chỉ cần ngắt quãng 2 năm là hầu hết các địa gia BĐS đều lâm vào tình trạng vợ trận, mất khả năng thanh khoản, dư nợ lớn, không còn khả năng trả nợ. 

Cách thức, cứu cánh chung của hầu hết các "đại gia bất động sản" đều là việc huy động nguồn vốn của nhà đầu tư dưới các hình thức vay, huy động trái phiếu. Tuy nhiên, để làm được điều này cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố như: Tài sản đảm bảo, dự án triển khai, nguồn trả nợ và lập một đề án chi tiết cụ thể. 

Đương nhiên, các công ty BĐS ở giai đoạn này rất khó có thể tìm dự án mới để huy động vốn do sự thay đổi về chính sách, pháp luật và quỹ đất làm dự án, các dự án cũ đều đã thế chấp vay vốn hết, tài sản đảm bảo cũng không có.

“Trước những khó khăn về tài chính, là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đại gia túng quá hoá liều, dẫn đến các hành vi lừa đảo", luật sư Hừng đánh giá. 

Mời độc giả xem thêm: Vạch mặt chiêu trò lừa đảo qua “hợp đồng hợp tác đầu tư”

Lòng tham tạo điều kiện cho lừa đảo  

Lý giải thực trạng chung các vụ án lừa đảo gia tăng, luật sư Hùng cho rằng, có thể thấy trước hết xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, giá trị xã hội cao hơn, nhiều người có tiền dư giả, nhàn rỗi để có thể đầu tư, kinh doanh.

Nhưng yếu điểm chung là trình độ hiểu biết pháp luật, không có kinh nghiệm kinh doanh. Đặc biệt, việc dễ nổi lòng tham của người dân, đó chính là những điều kiện thuận lợi để đối tượng lừa đảo thực hiện hành vi phạm tội. 

Cùng với đó, một số người vì nhẹ dạ, muốn làm giàu nhanh nên tin vào lời dụ dỗ, thủ đoạn của các đối tượng xấu. Không chỉ họ mà còn cả những người thân, bạn bè xung quanh bị lôi kéo vào những cạm bẫy của kẻ lừa đảo dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Bên cạnh đó, các đối tượng có thủ đoạn, mánh khóe ngày càng tinh vi, lợi dụng quy định pháp luật chưa chặt chẽ, hoặc tạo ra các vỏ bọc, hồ sơ rất kín kẽ, không dễ gì phát hiện. Đồng thời các đối tượng cũng lợi dụng triệt để sự phát triển của khoa học công nghệ nên thủ đoạn lừa đảo qua mạng internet ngày càng tinh vi.

Góc nhìn luật gia - Từ vụ án Tân Hoàng Minh: Khi 'đại gia túng quá hoá liều' (Hình 2).

Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Tầm nhìn Gia Nguyễn Group bị Công an Hà Nội khởi tố vì hành vi lừa đảo của hơn 400 nhà đầu tư qua hình thức hợp tác đầu tư. Công an vẫn đang thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án. 

Có thể kể đến các chiêu trò lừa đảo phổ biến như: Kêu gọi đầu tư tài chính; tiền ảo; hack facebook và nhắn tin mượn tiền cho người thân, bạn bè; mạo danh ngân hàng, cơ quan chức năng,...

Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận chế tài xử phạt của các tội danh này hiện nay của pháp luật đã không còn đủ sức răn đe làm xuất hiện tình trạng coi thường luật pháp. 

Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước cũng như đảm bảo những quyền tối thiểu của con người, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 đã có những sự thay đổi lớn để thể hiện chính sách và nguyên tắc nhân đạo. 

Cụ thể, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Bộ luật Hình sự 1999 thì khung hình phạt cao nhất là tử hình, nhưng đến nay Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) tại Điều 174 chỉ quy định mức phạt tối đa là tù chung thân.

Vì thế, số tiền lừa đảo nhiều bao nhiêu đi nữa thì mức hình phạt chung tối đa cũng chỉ đến chung thân. Điều này khiến tâm lý tội phạm sẽ nảy sinh suy nghĩ hy sinh đời mình để củng cố cho người thân, gia đình.

Mời độc giả xem thêm: Giải mã tình trạng lừa đảo bói toán, giải hạn online nở rộ dịp đầu năm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.