Từ vụ nữ sinh tố bị MC Minh Tiệp đánh đập: Những đứa trẻ bị mạng xã hội bạo hành!

Từ vụ nữ sinh tố bị MC Minh Tiệp đánh đập: Những đứa trẻ bị mạng xã hội bạo hành!

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 29/05/2018 07:45

“Tôi cho rằng, chính những cá nhân, fanpage cộng đồng đòi ra tay hiệp nghĩa mới đang trực tiếp bạo hành T.D nhiều nhất. Dù họ có phất cao ngọn cờ chính nghĩa long lanh đến thế nào đi nữa…”, Blogger Nguyễn Ngọc Long bày tỏ.

Những ngày qua, câu chuyện MC Minh Tiệp bị em vợ tố mình thường xuyên bạo hành, đánh đập em vợ đã gây xôn xao dư luận.

Từ câu chuyện gây ồn ào mạng xã hội tuần qua, mới đây blogger Nguyễn Ngọc Long (nhà sáng lập truyền thông Trăng Đen) cũng đã có những ý kiến của riêng mình về vụ việc này.

Trong đó, blogger Nguyễn Ngọc Long đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cho thấy, ngoài ưu điểm kết nối và lan truyền thông tin nhanh thì cũng chính mạng xã hội đã bạo hành những đứa trẻ.

Từ vụ nữ sinh tố bị MC Minh Tiệp đánh đập: Những đứa trẻ bị mạng xã hội bạo hành!

Vụ việc nữ sinh tố anh rể là MC Minh Tiệp đánh đập gây xôn xao dư luận những ngày qua.

Được sự đồng ý của tác giả, chúng tôi xin trích nguyên văn bài chia sẻ của blogger Nguyễn Ngọc Long:

“Vụ tài khoản T.D lên mạng xã hội (MXH) tố anh rể bạo hành có nhiều tình tiết lắt léo như phim hành động. Trong đó, sôi nổi nhất là một số cá nhân, fanpage cộng đồng đòi ra tay hiệp nghĩa.

Tôi cho rằng, chính những nhân vật kể trên mới đang trực tiếp bạo hành T.D nhiều nhất. Dù họ có phất cao ngọn cờ chính nghĩa long lanh đến thế nào đi nữa. Bởi vì, giải quyết những sự việc liên quan đến sợi dây gắn kết tình cảm gia đình chưa bao giờ là điều đơn giản.

Để cứu giúp "nạn nhân bị bạo hành" ngay lập tức thì dễ. Để đưa "kẻ thủ ác" ra ánh sáng công lý và chịu sự trừng phạt của pháp luật cũng dễ. Nhưng để hai (nhóm) đối tượng này duy trì được cuộc sống bình yên, hạnh phúc sau những ồn ào trên mạng thì là việc vô cùng nan giải.

Tôi không hiểu động cơ và mục đích cuối cùng của những lời kêu gọi bênh vực T.D xuất phát từ ẩn ức gì? Nhưng tôi biết chắc chắn một điều, nó không cùng đáp án với việc đòi hỏi kết tội anh MC và gia đình T.D cho bằng được.

Hay nói ở chiều ngược lại, nếu thực sự MC này đã từng có hành vi ngược đãi T.D trong quá khứ (tôi nhấn mạnh chữ nếu), thì việc lôi anh ta ra trước vành móng ngựa có khiến T.D có cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn, trong cả hiện tại và tương lai hay không?

Tôi nghĩ đáp án là KHÔNG. Vì một điều đơn giản, khi kết cấu gia đình đã bị phá vỡ thì vết thương mà người trong cuộc mang theo sẽ dai dẳng đến hết cuộc đời.

Từ vụ nữ sinh tố bị MC Minh Tiệp đánh đập: Những đứa trẻ bị mạng xã hội bạo hành! (Hình 2).

Anh Nguyễn Ngọc Long cho rằng chính cư dân mạng mới là những kẻ bạo hành hung hãn nhất.

Tôi cho rằng nhiều người trong số chúng ta đã được "nuôi sống" bởi những tư tưởng, bài học phương Tây một cách quá đà.

Chúng ta đang sống ở giai đoạn bản lề của thời kỳ hội nhập, khi mà những câu chuyện về cha mẹ bị tước quyền nuôi con ở cách nửa vòng trái đất được tường thuật nhẹ tênh trên báo mạng. Gieo vào suy nghĩ của chúng ta nhận thức nửa mùa về dân chủ, tự do, về công bằng, bác ái, bao dung, về "quyền con người", về "quyền trẻ em" một cách vô cùng lệch lạc.

Thực ra, số đông đang dùng những thuật ngữ ấy cho có vẻ "sang mồm" chứ chưa chắc đã hiểu rõ về bản chất. Họ bốc nó ra khỏi bối cảnh xã hội và văn hóa phương Đông. Nơi mà trẻ em (nhiều khi là chính người lớn chúng ta) cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc sống tách biệt khỏi gia đình nhiều như vậy.

Một đứa bé phương Tây nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, học tập, sinh hoạt, vui chơi độc lập với cha mẹ và gia đình từ nhỏ, thì việc nó "gọi 911" khi bị cha mẹ đánh mắng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng với những đứa bé phương Đông, khi nhìn thấy kỳ nguyệt san lúc 12-13 tuổi vẫn phải tỉ tê với mẹ để nhờ mua cuộn băng vệ sinh đầu tiên trong đời, thì việc nhấc nó ra khỏi cái nôi gia đình sẽ là thảm họa.

Những đứa trẻ phương Đông chưa được tập luyện cho một cuộc sống giữa "vòng tay xã hội". Đặc biệt về phương diện tinh thần, nếu tôi tạm gác qua vấn đề tiền bạc…

Các bạn có bao giờ đặt câu hỏi, xã hội đã bao bọc và nuôi dưỡng thế nào, để Hào Anh, một đứa bé 9 tuổi nhiều lần bị ông bà chủ ép uống nước tiểu, dùng kìm kẹp môi, đũa than nóng chích vào người... Sau 5-6 năm được cộng đồng dang rộng vòng tay che chở, thương yêu, dạy dỗ lại biến thành nghi can trộm cắp?

Để tôi trả lời cho biết, vì cả xã hội, nghĩa là không ai cả. Còn lời hứa nuôi dưỡng đến năm 18 tuổi đồng nghĩa với một cục tiền.

Mà một đứa bé, khi được hay bị nhấc ra khỏi vòng tay bảo bọc của gia đình (cứ giả sử như là như vậy), cùng với một cục tiền, thụ hưởng sự yêu thương của cư dân mạng với vài tấm hình chụp chung để "đăng phây", mới chỉ trở thành phường trộm cặp mà chưa cướp của, giết người kể ra cũng còn là kỳ tích...

Tôi biết, nhiều tổ chức làm về quyền phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận động đối tượng này "lên tiếng" về việc họ bị bạo hành. Bởi vì "cái tiền" là việc tống anh chồng vào tù thì dễ, nhưng "cái hậu" sau đó là sự khinh miệt của gia đình, xã hội, sự ghẻ lạnh của cả cộng đồng thì chẳng tổ chức nào đứng cạnh họ hàng đêm để lau nước mắt.

Xin hỏi, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu đau đớn về tinh thần đằng sau những nụ cười "giải cứu thành công" và sự lấp lánh của những tấm huy chương?

Tôi nêu ra những quan ngại đó không phải để bênh vực cho việc bạo hành trẻ em (nếu có). Tôi chỉ cho rằng cách tấn công vào chính người thân, gia đình của nạn nhân trong bối cảnh xã hội phương Đông chưa bao giờ là cách giải cứu phù hợp và mang tính căn cơ.

Về phương diện cá nhân, tôi vô cùng thận trọng khi ai đó nhờ tư vấn giải quyết các khúc mắc có yếu tố gia đình. Vì tôi hiểu sâu sắc một điều rằng, những mâu thuẫn này nếu chỉ được hóa giải cục bộ bằng trừng phạt thay vì dựa trên nỗ lực hàn gắn từ hai phía, thì hậu quả mà nó gây ra sẽ hết sức nặng nề.

Khi đập vỡ kết cấu gia đình để giải cứu nạn nhân, tôi cho rằng chính cư dân mạng mới là những kẻ bạo hành hung hãn nhất”.

Lý giải thêm về việc để không làm tổn hại mối quan hệ của những người trong gia đình khi nạn nhân là người thân đứng ra tố cáo, theo anh Nguyễn Ngọc Long cần phải thực hiện phương án giáo dục trước và trừng phạt sau: "Tôi lấy ví dụ nếu người thân A của tôi bị người thân B bạo hành. Tôi muốn B cần nhận thức rõ sai trái mà B đã gây ra. Sau đó B sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, có thể khoan hồng tuỳ tình tiết (không quan trọng lắm).

Làm như vậy, mối quan hệ của A và B sẽ không bị phá vỡ. Vì B đã hiểu rằng B phải trả giá, trừng phạt là do tội lỗi sai trái của B, không phải “do A tố cáo”. Thậm chí, điều quan trọng hơn, là phải giáo dục cho chính người A thấy rằng việc B bị trừng phạt là do "B làm sai", không phải bắt nguồn từ việc "A tố cáo"”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.