Từ vụ tai nạn ở Quảng Nam: Kinh nghiệm "nằm lòng" khi cầm vô lăng

Từ vụ tai nạn ở Quảng Nam: Kinh nghiệm "nằm lòng" khi cầm vô lăng

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 31/07/2018 14:26

Vụ tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam khi đi rước dâu, 13 người tử vong khiến cả xã hội đau lòng. Những hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn ở Quảng Nam ám ảnh người xem và nhắc nhở cánh tài xế phải thận trọng hơn khi cầm vô lăng trên đường.

Như đã đưa tin, vào khoảng 2h15 ngày 30/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Xe ô tô khách 16 chỗ trên xe chở 17 người đang đi rước dâu, di chuyển theo hướng Đà Nẵng đi các tỉnh phía Nam đã va chạm với xe container kéo theo rơ mooc. Hậu quả, vụ tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam đã làm 13 người chết, 4 người bị thương nặng đang cấp cứu tại bệnh viện.

Về nguyên nhân của vụ tai nạn thương tâm đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, nguyên nhân ban đầu được đưa ra có thể là do lái xe khách có dấu hiệu buồn ngủ.

Tin nhanh - Từ vụ tai nạn ở Quảng Nam: Kinh nghiệm 'nằm lòng' khi cầm vô lăng

Hiện trường vụ tai nạn khiến người xem ám ảnh.

Từ vụ tai nạn đau lòng này, trên nhiều diễn đàn ô tô, không ít tài xế bày tỏ sự lo lắng khi di chuyển đường dài trong đêm. Trước lo lắng đó, PV báo Người Đưa Tin đã có trao đổi với tài xế, thầy hướng dẫn học viên lái xe ô tô lắng nghe chia sẻ của họ về cách chống cơn buồn ngủ khi cầm vô lăng.

Tài xế Nguyễn Chí Thành Trung (đang là tài xế taxi cho một công ty tại Thanh Hóa), là người được biết đến với câu chuyện chở vị khách chịu chi 12 triệu đồng đi taxi từ Thanh Hóa vào Nha Trang năm 2017, cũng thường xuyên phải chở nhiều khách đi xa. Khi theo dõi thông tin về vụ tai nạn tại Quảng Nam, anh Thành Trung bày tỏ nỗi buồn.

Bên cạnh đó, người tài xế này đã chia sẻ những mẹo bản thân từng làm để chống cơn buồn ngủ trong lúc lái xe.

Tài xế Thành Trung nói: “Lái xe đường dài, không cần biết ngày hay đêm thì cũng thường rất hay buồn ngủ. Vì vậy, khi đi đường dài, người lái xe cần phải chuẩn bị tâm lý thật tốt.

Còn trong quá trình lái xe, khi buồn ngủ người tài xế nên dừng xe vào lề đường, xuống đi một vòng quanh xe, kiểm tra lốp xe xem có vấn đề gì không? Nếu quá mệt, có thể đỗ gần cây xăng ngủ khoảng 15 đến 20 phút cho hết cơn buồn ngủ.

Ngoài ra, tài xế cũng có thể chuẩn bị sẵn hộp kẹo cao su, khi buồn ngủ là nhai hoặc ăn đồ chua sẽ tỉnh táo. Đồng thời, có thể mở nhạc lên hát theo cũng là cách để đi qua cơn buồn ngủ”.

Tin nhanh - Từ vụ tai nạn ở Quảng Nam: Kinh nghiệm 'nằm lòng' khi cầm vô lăng (Hình 2).

Tài xế Thành Trung thường dừng xe lại mỗi khi cơn buồn ngủ xuất hiện.

Là thầy dạy lái xe ô tô cho các học viên tại Hà Nội, cũng là người có kinh nghiệm lái xe lâu năm, thầy Hoàng Tiến Dũng (trường trung cấp nghề Á Châu) cho biết: “Trước khi hướng dẫn lái xe cho các học viên, tôi luôn luôn dặn học viên khi đã cầm vô lăng là phải làm chủ được tốc độ. Để đảm bảo an toàn thì phải nhìn trước, nhìn sau, nhìn bên cạnh và quan sát gương”.

Theo thầy Dũng, người lái xe ô tô dù di chuyển đường ngắn hay đường dài cũng đều phải tuân thủ theo luật Giao thông đường bộ.

Thầy Dũng cho hay, trong quá trình lái xe, khi tài xế buồn ngủ chỉ có một cách duy nhất để tránh, đó chính là: “Bắt buộc phải dừng lại ở đoạn đường được phép dừng đỗ, sau đó rửa mặt, tập thể dục hoặc ngủ ngay trên xe 15 phút lại đi tiếp để đảm bảo an toàn”.

Tin nhanh - Từ vụ tai nạn ở Quảng Nam: Kinh nghiệm 'nằm lòng' khi cầm vô lăng (Hình 3).

Kinh nghiệm chống buồn ngủ khi lái xe ai cũng cần phải nhớ để tránh những tai nạn thảm khốc như vụ tai nạn ở Quảng Nam làm 13 người chết.

Cũng theo thầy Dũng, tài xế chuẩn bị lái xe đường dài cần chú ý: “Trước một chuyến đi dài, người lái xe phải chuẩn bị tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc, không uống rượu bia, không dùng chất kích thích. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho chính mình và hành khách”.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.