Hiến tế trinh tiết cho trâu
Ai Cập cổ đại được xem là một trong những nền văn minh phát triển rực rỡ nhất trên trái đất. Nền văn minh Ai Cập cũng đã tạo ra những phong tục, tập quán vô cùng độc đáo mà một trong số đó chính là tục hiến trinh cho trâu.
Tập tục hiến trinh kì lạ này của người Ai Cập xuất phát từ phong tục sùng bái thần Kim Ngưu của người Ai Cập cổ. Kim Ngưu vốn là tên dùng để chỉ một loại trâu với bộ lông vằn đặc trưng. Theo truyền thuyết của người Ai Cập xưa, loài trâu này chính là hóa thân của bộ phận sinh dục của một vị thần.
Những con trâu này sau khi được sinh ra sẽ được đưa đến cho các thầy tư tế nuôi nấng vô cùng cẩn thận với chế độ chăm sóc, ăn uống đặc biệt. Khi những con trâu này được 4 tháng tuổi, chúng sẽ được đưa vào một ngôi miếu có tên là miếu Kim Ngưu. Con trâu này sẽ ở đây trong 40 ngày. Và trong thời gian đó, một lễ hiến trinh kì lạ sẽ xảy ra trong chính ngôi đền Kim Ngưu.
Khi con trâu ở trong miếu Kim Ngưu sẽ không có một người đàn ông nào được phép đi vào trong miếu. Chỉ có những người con gái còn trinh tiết mới được phép vào trong miếu và để thực hiện lễ hiến tế trinh tiết cho vị thần đáng kính của họ.
Những người con gái này sẽ khỏa thân, đi vào trong miếu và dâng hiến cho con trâu trinh tiết của mình. Lần lượt từng người con gái sẽ làm điều này với một niềm tin sâu sắc rằng họ đang thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm tôn giáo của mình. Bản thân các thiếu nữ Ai Cập cũng luôn coi tập tục hiến trinh này là một điều cao quý và thiêng liêng dành cho họ.
Tục hiến tế trinh nữ của người Maya
Theo các văn bản cổ đại của người Maya ghi lại, thời tiết hạn hán là do thủy thần nổi giận. Để vị thần trở nên vui vẻ, họ đưa vào giếng một cô gái đồng trinh 14 tuổi. Người xưa quan niệm rằng, cô gái khi được vứt vào giếng sẽ trở thành người hầu của thủy thần, được ăn ngon mặc đẹp và tận hưởng cuộc sống an nhàn.
Ngay cả những khi thời tiết ổn định, không hạn hán hay thiên tai, giới tăng lữ ở Maya cũng chọn một cô gái xinh đẹp để cám ơn Thủy thần. Người dân khắp nơi kéo đến tập trung ở ngôi miếu thần cạnh giếng phép. Ngôi miếu này dài 60 m, cao 30 m, trong miếu khắc hình của thủy thần - một con rắn có cánh.
Cô gái được tuyển chọn mặc một bộ đồ lộng lẫy, ngồi đợi trong miếu. Đứng cạnh cô gái là nhiều chàng trai khỏe mạnh khoác trên mình bộ giáp vàng, sẵn sàng đưa cô dâu của thần mưa tới giếng thánh “an toàn”.
Buổi lễ sẽ bắt đầu vào lúc rạng sáng, “cô dâu” của thủy thần được đặt trong kiệu hoa và được các pháp sư làm phép, chúc phúc. Cô gái còn phải uống một thứ nước ma thuật giúp an thần, giữ bình tĩnh. Đoàn người sẽ rước cô gái tới giếng thánh trên con đường dài 400 m.
Khi tới nơi, cô gái trẻ bị các chàng trai vệ sĩ tung lên không trung rồi rơi tự do vào giếng thánh. Lúc này tiếng trống nổi lên, đám đông sẽ nhảy múa hát hò, những người giàu có sẽ ném vàng bạc, châu báu xuống giếng để cầu xin sự bình an.
Hiến tring cho thầy tế, tăng lữ
Tại Ấn Độ, trong xã hội, tăng lữ, thầy cúng có vị trí và vai trò rất quan trọng. Họ được xem là những người đại diện cho thần linh, cầu nối giữa các vị thần với những con người phàm tục. Tăng lữ, thầy cúng sẽ có trách nhiệm lắng nghe, truyền đạt lại những yêu cầu của thần linh với con người. Ngược lại, họ là những người sẽ dâng lên thần linh lời thỉnh cầu con người mong muốn.Vì thế, vị trí của các tăng lữ, thầy cúng luôn được nhấn mạnh trong từng phong tục, tập quán của người Ấn.
Trong tục hiến trinh tiết của người con gái Ấn, tăng lữ và thầy cúng là những người đứng ra, thay mặt cho thần linh để đón nhận sự dâng hiến trinh tiết của những người con gái trong trắng. Sức mạnh của phong tục kì lạ này còn được thể hiện qua sự tác động của nó đối với tầng lớp quý tộc trong xã hội Ấn Độ. Thông thường, tầng lớp quý tộc vẫn được coi là một cấp cao hơn so với những thành phần khác trong xã hội Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong phong tục hiến tế gái trinh cho các tăng lữ, thầy cúng thì tầng lớp quý tộc cũng không phải là ngoại lệ. Phong tục này còn được áp dụng luôn với cả các bậc vua chúa. Theo tục lệ này, sau khi quốc vương tổ chức lễ cưới với hoàng hậu thì trong thời gian ba ngày đầu tiên, quốc vương không được tiếp xúc thân thể với hoàng hậu.
Vào ngày thứ ba, nhà vua sẽ phải tự nguyện dâng hiến đêm đầu tiên của hoàng hậu cho vị tăng lữ cao cấp nhất trong giới tăng lữ. Chỉ sau khi thực hiện nghi lễ tự nguyện này, nhà vua mới có thể chính thức có quan hệ thể xác với hoàng hậu. Như vậy, đủ thấy sức mạnh của tầng lớp tăng lữ, thầy cúng trong cuộc sống tâm linh của người dân Ấn Độ.
Duyên Trần (t/h)