Là cháu trai gọi Từ Hy thái hậu là cô ruột, dù lên ngôi nhưng hoàng đế Quang Tự chịu sự quản thúc nặng nề. Trên thực tế, sức mạnh của hoàng đế Quang Tự không thể thực hiện được giấc mơ biến Trung Hoa thành cường quốc.
Sau này, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là kẻ đứng sau kích động Từ Hy thái hậu diệt bỏ vua Quang Tự chặt đứt cành cây ngọn cỏ cuối cùng có thể cứu lấy vương triều Đại Thanh.
Ngày 14/11/1908, hoàng đế quang tự băng hà ở đảo Doanh Đài sau 10 năm bị cầm tù.
Qua đời năm 38 tuổi, cái chết của vua Quang Tự cho đến nay vẫn là bí ẩn. Nhiều tài liệu cho rằng ông đã bị đầu độc bởi kế hoạch "100 ngày cải tổ" nhằm đổi mới Trung Quốc và thành lập hiến pháp theo chế độ quân chủ.
Những nhà khảo cổ học sau này cũng đã chứng minh được vua Quang Tự thực sự đã bị đầu độc chết, nhưng câu hỏi thủ phạm liệu có phải là Từ Hy thái hậu hay không thì thực không có lời giải đáp.
Chưa đầy 1 ngày sau khi vua Quang Tự qua đời, Từ Hy thái hậu cũng băng hà. Điều trùng hợp này làm cho mọi người phải suy nghĩ, dường như có uẩn khúc trong cái chết của hoàng đế.
Không ai biết, cho đến năm 1938, các nhà khảo cổ khai quật được lăng mộ bị đột nhập của vị vua đáng thương này. Các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc khi nhìn thấy mặc dù xương cốt của ông không còn nguyên vẹn, nhưng trong tay của Quang Tự nắm chặt 1 bảo vật.
Khi mở ra mới phát hiện đó là hai bảo vật vô giá. Đó là 2 vòng ngọc được lồng vào nhau, có tài liệu nói rằng 1 chiếc là bạch ngọc Hòa Điền dương chi, chiếc còn lại là bạch ngọc Liên thể phỉ thúy.
Đôi ngọc quý kia có ý nghĩa gì mà khiến vua Quang Tự phải nắm chặt trong tay đến vậy? Đây chính là tín vật định tình mà Quang Tự đã đích thân tặng cho ái thiếp Trân Phi.
Ngọc Hòa Điền được mệnh danh là quốc bảo Trung Hoa. Năm xưa, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đã đặt tên lãnh địa có chất ngọc hoàn hảo cực phẩm là "Côn Sơn ngọc". Mãi đến khi thành lập tỉnh Tân Cương vào năm thứ 9 của triều đại nhà Thanh (1883), nó mới được đặt tên chính thức là "Ngọc bích Tân Cương".
Ngọc Hòa điền trắng là bảo vật đắt giá nhất trên thế gian, người chơi ngọc lâu năm thậm chí chưa được nhìn thấy ngọc Hòa Điền trắng đến một lần trong đời.
Hiện đôi ngọc quý được lưu giữ tại bảo tàng chuyên lưu trữ vật cổ đắt giá phong kiến, có tài liệu ước tính giá trị của đôi vòng ngọc uyên ương trên tay vua Quang Tự khoảng 2.000 tỷ đồng đến 4.000 tỷ đồng.
Câu chuyện của vua Quang Tự và Trân Phi là một tình yêu chân thành, khắc cốt ghi tâm, nhưng không thể có cái kết trọn vẹn chỉ vì những tranh đấu khốc liệt nơi hậu cung.
Tương truyền rằng, ngày Trân Phi bị Từ Hy thái hậu hãm hại sai người sát hại ở giếng Tử Cẩm thành, Quang Tự ở xa đau lòng khôn xiết. Quang Tự đau khổ vô cùng, và cảm thấy bản thân thật sự bất lực, không bảo vệ được người con gái mình yêu. Vì thương nhớ ái thê của mình, Quang Tự cho phép thân nhân của Trân phi nhận thi hài, đặt tạm linh cữu ở thôn Điền.
Đến khi qua đời, vua Quang Tự vẫn dành 1 tấm lòng si tình hướng tới Trân Phi nên mới cầm theo 2 chiếc vòng ngọc trên tay nàng như mong muốn được cùng nàng tái hợp ở tiền kiếp.
* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo
Diệu Minh (Tổng hợp)