Formosa xả thải gây hậu quả nghiêm trọng đến các tỉnh miền Trung là một trong những vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm đặc biệt.
Tại phiên họp cuối cùng diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/7, các thành viên Ủy ban Thường vụ đã dành nhiều thời gian trăn trở, quan tâm đến những chuyện giải quyết hậu quả sau khi Formosa gây hại cho môi trường nghiêm trọng ở 4 tỉnh miền Trung.
Phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, (chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV), diễn ra trong 2 ngày 11-12/7 tại Hà Nội. (Ảnh TTXVN).
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đánh giá cao việc Chính phủ đã quyết liệt, đấu tranh, buộc thủ phạm Formosa nhận trách nhiệm và bồi thường khi xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa thiên Huế. Tuy nhiên, ông Chiến cho rằng, báo cáo của Chính phủ cần nhấn mạnh về các giải pháp khắc phục hậu quả môi trường trong vụ việc này.
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cũng cho rằng, mặc dù mới chỉ vận hành và chưa hoạt động chính thức nhưng Formosa Hà Tĩnh là một dự án được phê duyệt, thẩm định nhanh, các yêu sách cũng được đáp ứng nhanh và hậu quả đến cũng nhanh.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc băn khoăn: “Dự án được cấp phép tới 70 năm trên một diện tích rất lớn, ở địa bàn rất nhạy cảm. Quy mô lớn như vậy thì cần tính với các dự án như thế có nên đưa vào loại dự án cần được phê duyệt, xét duyệt ở cấp nào? Tới đây có điều chỉnh lại quy mô dự án, điều chỉnh lại các ưu đãi đối với dự án này hay không?”.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề nghị Chính phủ làm rõ những giải pháp về vấn đề khôi phục lại du lịch của 4 tỉnh miền Trung vì theo bà, du lịch miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc, tiềm năng du lịch của c