Giáo sư Gavrilov, Viện sĩ Viện Khoa học quân sự gần đây có bài viết phân tích về trình độ phòng không của Syria.
Theo bài viết, gần đây "mây đen" chiến tranh trên bầu trời Syria lan rộng, Mỹ và đồng minh chuẩn bị tiến hành tấn công quân sự mang tính trừng phạt có quy mô nhất định đối với Syria. Hiện nay, Mỹ đã triển khai nhiều tàu chiến ở Địa Trung Hải; đối mặt với tình hình căng thẳng, Syria cho biết, đã làm tốt công tác chuẩn bị cho việc báo thù - "tiếp đón bất cứ lúc nào".
Syria sở hữu hệ thống phòng không tự hành 2K12
Nếu muốn đánh, Mỹ sẽ tấn công Syria thế nào? Đến lúc đó, Syria sẽ ứng phó ra sao? Giáo sư Gavrilov, Viện sĩ Viện Khoa học quân sự, Trung tướng nghỉ hưu Nga đã có bài viết phân tích về những vấn đề này. Ông đã phân tích toàn diện về thực lực phòng không của Quân đội Syria và năng lực của Syria trong việc chống lại tấn công đường không của phương Tây, đồng thời đưa ra giải pháp suy đoán cho Syria nhằm đối phó có hiệu quả với hoạt động không kích của phương Tây, bảo vệ chủ quyền và độc lập quốc gia. Sau đây là toàn văn nội dung bài viết:
Hiện nay, cuộc tấn công chiến tranh thông tin của phương Tây đã chuyển đến tiền tuyến Syria, hoạt động chuẩn bị can thiệp quân sự cơ bản đã được bố trí xong. Phát biểu của các nhà lãnh đạo phương Tây cho thấy, tình hình Syria có thể sẽ phát triển theo kịch bản Libya, phương Tây hoàn toàn có thể phát động hành động quân sự, thiết lập vùng cấm bay, tạo sự ủng hộ đường không cho các phần tử nổi dậy (nổi loạn).
Nhưng, khác với cựu lãnh đạo Libya Gaddafi, những năm gần đây Tổng thống Syria Bashar Assad liên tục nỗ lực đổi mới vũ khí trang bị, tăng cường thực lực quân sự, đặc biệt là năng lực phòng không, sẵn sàng chống lại các âm mưu tiến hành lật đổ chế độ ở Syria.
Syria có tên lửa phòng không 9K31 Strela1 |
Tình hình hiện nay
Trung tướng Nga cho rằng, những năm gần đây, sự chú ý của toàn thế giới đều đã tập trung vào khu vực Trung Đông, số phận của rất nhiều quốc gia và dân tộc Hồi giáo tiếp tục thay đổi. Syria và chính quyền Bashar không được lòng phương Tây trở thành mục tiêu tấn công trực tiếp mới của Mỹ và đồng minh NATO.
Syria vật lộn trong cuộc nội chiến thực sự, đã bị tổn thất vô số nhân lực, vật lực, cuộc nội chiến đã gây ra thương vong cho dân thường vô tội. Phe đối lập vũ trang được phương Tây ủng hộ đã được tổ chức có hiệu quả, thống nhất chỉ huy, nhận được viện trợ về vũ khí, đạn dược, thực phẩm của phương Tây thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordan, Lebanon. Hiện nay, quân chính phủ chỉ chiếm giữ các đô thị và thị trấn quan trọng, còn gần một nửa lãnh thổ, trong đó toàn bộ khu vực nông thôn bị phe đối lập kiểm soát.
Tình hình địa-chính trị Syria rất không tốt, nằm trong vòng bao vây của các thế lực thù địch. Phía nam là Israel và Lebanon "nước sôi lửa bỏng", phía đông là Palestine và Iraq bất ổn, phía bắc là Thổ Nhĩ Kỳ thù địch. Duy trì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria có ý nghĩa địa-chính trị quan trọng, sự ổn định của Syria rất quan trọng đối với Nga - nước cố gắng duy trì vai trò ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông. Phương Tây thông qua can thiệp quân sự, lật đổ chính quyền hợp pháp của Syria, cuối cùng tạo ra mối đe dọa nhất định cho an ninh của Nga.
Chiến lược quân sự của Syria tuân thủ nguyên tắc phòng thủ đầy đủ, coi Israel là kẻ thù chính, đồng thời không loại trừ mối đe dọa xảy ra xung đột quân sự với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Điểm xuất phát trong xây dựng Quân đội Syria chính là thực hiện có hiệu quả sứ mệnh nêu trên.
Một phân đội bọc thép của Quân đội Syria |
Hiện nay, Quân đội Syria đã trở thành một trong những đội quân mạnh nhất của các nước Ả rập, đặc biệt là Lục quân, biên chế 3 quân đoàn, 12 sư đoàn (7 sư đoàn xe tăng), 12 lữ đoàn độc lập, 10 trung đoàn đặc nhiệm, 1 trung đoàn xe tăng độc lập.
Quân đội Syria cần gấp lực lượng phòng thủ có thể đối phó có hiệu quả các cuộc tấn công đường không, dù sao chỉ có sức chiến đấu của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ là cao hơn Không quân Syria một bậc, càng chưa nói đến thực lực trên không mạnh hơn của Mỹ và đồng minh NATO.
Không nghi ngờ gì nữa, Syria giống như bất cứ nước nào khác ở khu vực Trung Đông, căn bản không có năng lực chống lại chiến dịch tập kích đường không của cụm chiến đấu liên hợp không quân NATO. Vì vậy, Quân đội Syria đã sớm đặc biệt chú trọng phát triển lực lượng phòng không, nhập khẩu vũ khí phòng không hiện đại từ Nga và Trung Quốc.
Chuyên gia dự đoán, hiện nay, hệ thống phòng không của Syria đã có thực lực tương đối mạnh, ngày 22 tháng 6 năm 2012 bắn rơi một chiếc máy bay trinh sát chiến đấu F-4 của Thổ Nhĩ kỳ chính là một bằng chứng trực quan.
Rất nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng, sự kiện này hầu như đã ngăn chặn thành công ý đồ gấp rút viện trợ cho phe đối lập tiến hành can thiệp vũ trang Syria của NATO khi đó. So với Libya, quốc gia cơ bản không thể tiến hành bất cứ đối kháng nào với cụm chiến đấu của không quân NATO, hiệu quả chiến đấu của hệ thống phòng không Syria mạnh hơn nhiều, không thể không làm cho phương Tây e ngại.
Ngày 22 tháng 6 năm 2012, máy bay F-4E của Thổ Nhĩ Kỳ khi tiến hành do thám Syria đã bị tên lửa Pantsir-S1 của lữ đoàn 73, sư đoàn 26, quân đoàn phòng không Syria bắn rơi. |
Hệ thống phòng không
Hệ thống tên lửa đất đối không và pháo cao xạ của lực lượng phòng không Syria vừa có sản phẩm hiện đại hóa, vừa có các loại cũ đã trải qua chiến tranh Ả rập - Israel 40 năm trước. Liên Xô từng cung cấp viện trợ cực kỳ quý giá cho Syria (Syria đến nay vẫn chưa hoàn trả 13,4 tỷ USD vũ khí), cung cấp vũ khí trang bị, đào tạo nhân viên, vì vậy nguồn vũ khí chính của Quân đội Syria là Liên Xô/Nga.
Trong biên chế lực lượng phòng không của Syria hiện có 800 hệ thống tên lửa phòng không và hơn 4.000 pháo cao xạ các loại. Hệ thống tên lửa phòng không có tầm bắn tương đối cao gồm khoảng 50 hệ thống S-200 Angara và S-200V Vega, S-75 Dvina và S-75M Volga.
Điều gây lo ngại nhất cho Israel là 48 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-300 phiên bản sớm, cũng là vũ khí phòng không tiên tiến nhất của Quân đội Syria, hầu như được Nga cung ứng vào cuối năm 2011, cũng có tin cho biết do Belarus và Trung Quốc cung ứng.
Đại diện nhất chính là hệ thống vũ khí phòng không kết hợp đạn pháo tầm trung, gồm 36 hệ thống phóng không hợp nhất đạn pháo tự hành hiện đại Buk-M1-2 và Buk-M2E, 140 hệ thống S-125 Neva và S-125M Pechora, 200 hệ thống 2KJ2, 60 hệ thống Osa. Ngoài ra, năm 2006, Nga còn ký hợp đồng cung cấp 50 hệ thống phòng không kết hợp đạn pháo Pantsir-S1E tiên tiến nhất, một bộ phận đã bắt đầu biên chế.
Trong biên chế của Lục quân Syria có rất nhiều hệ thống tên lửa phòng không vác vai Strela-1 và Strela-10 (35 hệ thống), khoảng 4.000 hệ thống tên lửa phòng không vác vai Strela-2, Strela-2M, Strela-3, hơn 2.000 khẩu pháo cao xạ ZU-23-2, ZU-23-4 Shilka, trong đó có 400 khẩu ZU-23-4. Ngoài ra, còn có rất nhiều pháo cao xạ cỡ nòng 37 mm, 57 mm, 100 mm.
Tên lửa phòng không 9K33 Osa |
Hiển nhiên, phần lớn vũ khí phòng không của Quân đội Syria (80%) là sản phẩm cũ. Nhưng, những năm gần đây một bộ phận hệ thống phòng không đã hoặc đang tiến hành cải tiến sâu sắc, còn có thể đáp ứng nhu cầu hiện đại nhất định.
Hệ thống chỉ huy
Trung tướng Nga cho rằng, để bảo đảm vận hành có hiệu quả hệ thống phòng không, hoàn thành nhiệm vụ phòng thủ đối không, phải để cho tất cả các yếu tố đều có thể phát huy chức năng bình thường.
Thời bình bắn rơi một máy bay xâm phạm không phận cơ bản không đủ để phán đoán thực lực thực sự của hệ thống phòng không Syria, bởi vì tình hình thời chiến sẽ hoàn toàn khác, khi đó kẻ thù sẽ sử dụng rất nhiều mục tiêu đường không cỡ nhỏ, chẳng hạn các vũ khí chính xác cao như máy bay không người lái, tên lửa hành trình, bom dẫn đường hàng không, đạn dẫn đường, sử dụng đối kháng hỏa lực và điện tử mạnh để áp chế vũ khí hỏa lực phòng không, làm tê liệt hệ thống chỉ huy và trinh sát, sử dụng rộng rãi mục tiêu giả và mồi nhử.
Hệ thống phòng không của Syria sẽ buộc phải vận hành trong điều kiện phức tạp khó tin. Chỉ có hệ thống phòng không hiệu quả cao tương ứng mới có thể đáp trả các cuộc tấn công của hệ thống tổng hợp hiệu quả cao, có trật tự, có hệ thống - vũ khí không kích hiện đại. Trên phương diện này, hệ thống chỉ huy, trinh sát và nhận biết địch đường không sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời còn phải nghiêm túc tổ chức và xây dựng hệ thống yểm trợ pháo cao xạ và tên lửa phòng không, hệ thống yểm trợ lực lượng hàng không tiêm kích.
Tên lửa phòng không 9K35 Strela10 |
Hệ thống chỉ huy tác chiến của cụm chiến đấu phòng không Syria được xây dựng dựa vào mô hình phổ biến truyền thống, liên kết ban chỉ huy và ban tham mưu của khu phòng không (phía bắc và phía nam), binh đoàn, phân đội tên lửa phòng không (pháo cao xạ), lực lượng kỹ thuật vô tuyến điện (radar) và sở chỉ huy phân đội. Hệ thống thông tin sử dụng thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, chuyển tiếp, tầng đối lưu truyền thống, sử dụng rộng rãi thông tin hữu tuyến.
Để chỉ huy có hiệu quả vũ khí lực lượng phòng không, Quân đội Syria xây dựng 3 sở chỉ huy hoàn toàn tự động, có thể bảo đảm chỉ huy phòng không, vạch kế hoạch hành động chiến đấu, trao đổi thông tin chiến dịch, chiến thuật - kể từ khi bắt đầu chiến đấu phòng không. Nhưng, hiệu suất chỉ huy tự động của cơ quan chỉ huy đối với toàn bộ hành động tác chiến của cụm chiến đấu phòng không tương đối thấp, chủ yếu do:
Thứ nhất, trình độ trang thiết bị hiện đại của lực lượng phòng không rất thấp. Hệ thống chỉ huy chiến đấu phòng không sử dụng thiết bị chỉ huy tự động hóa trang bị của hệ thống vũ khí tên lửa đất đối không, hơn nữa đều là phiên bản cũ, như hệ thống ASURK-1M/1MA... đều được trang bị vào giữa thế kỷ trước.
Tư tưởng chỉ huy hành động chiến đấu vũ khí phòng không lạc hậu nghiêm trọng, hoàn toàn không thích hợp với điều kiện hiện đại. Quân đội Syria tuy có một bộ phận hệ thống chỉ huy tự động hóa, có thể tự động hoàn thành nhiệm vụ thu thập, xử lý, đo vẽ và truyền thông tin radar, nhưng chủ yếu cung cấp cho sở chỉ huy của lực lượng phòng không độc lập và đơn nhất (tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn) sử dụng.
Do thiết hệ thống chỉ huy tự động tiên tiến, Quân đội Syria không thể tập trung chỉ huy tự động hành động chiến đấu của cụm chiến đấu phòng không hỗn hợp. Chỉ huy phân tán sẽ thiếu hiệp đồng, bỏ sót mục tiêu trên không, hóa lực quá tập trung mà giảm mạnh hiệu quả tổng thể của hệ thống phòng không.
Khi bị kẻ thù gây nhiễu mạnh, áp chế hỏa lực mạnh và vũ khí không kích tấn công mật độ cao, việc phân tán chỉ huy, cho phép vũ khí hỏa lực phòng không tự chủ hành động, phát huy đầy đủ tiềm lực to lớn của hệ thống phòng không, có thể là biện pháp hiệu quả duy nhất giải quyết nhiệm vụ phòng không.
Hệ thống phòng không 9K37M Buk |
Thứ hai, bất kể là cụm chiến đấu phòng không hay tình hình kỹ thuật hệ thống chỉ huy tác chiến tự động hóa của bản thân vũ khí phòng không đều không lý tưởng lắm. Chẳng hạn sở chỉ huy cấp đại đội PU-12 được sử dụng cho hệ thống phòng không Osa chỉ có thể tự động giải quyết nhiệm vụ bước đầu như bám theo quỹ đạo mục tiêu, xác định tọa độ mục tiêu, không thể tự động cung cấp chỉ thị mục tiêu cho xe chiến đấu, vì vậy hiệu suất chỉ huy giảm mạnh.
Hệ thống phòng không Osa hiện nay tập trung phụ trách yểm trợ cho lữ đoàn tên lửa S-200; để tiêu diệt nó, NATO có thể sử dụng tên lửa hành trình, bom dẫn đường hàng không và vũ khí chính xác cao tốc độ cao cỡ nhỏ khác, chỉ dành không gian phản ứng chiến đấu rất hạn chế cho Quân đội Syria, từ đó làm cho sở chỉ huy PU-12 về cơ bản không phát huy được.
Còn hệ thống chỉ huy K-1 (dùng để chỉ huy hệ thống tên lửa phòng không 2KJ2) được nghiên cứu chế tạo vào các năm 1957-1960, tuy có thể đo vẽ trực quan bản đồ thông tin tình hình trên không cho trạm điều khiển của lữ trưởng lữ đoàn tên lửa phòng không trong các chiến dịch, nhưng nhân viên thao tác sử dụng loại radar cũ này cần xử lý 10 mục tiêu bằng tay, cung cấp chỉ thị mục tiêu, điều chỉnh ăng-ten, định hướng tấn công.
Sau khi phát hiện máy bay địch, cung cấp chỉ thị mục tiêu cho tiểu đoàn phòng không, phân công mục tiêu cần tấn công, dẫn đường cho hỏa lực tấn công, ít nhất cần 25-30 giây, hơn nữa cự ly tác dụng của đường dây vô tuyến điện chỉ có 15-20 km, rõ ràng không thể thích ứng với yêu cầu tác chiến phòng không hiện đại tốc độ nhanh;
Tên lửa phòng không 9K96 Pantsir-S1 |
trình độ chỉ huy tự động hóa của hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động hóa hiện đại Buk-M2E, S-300 và Pantsir-S1E tương đối cao, có thể hoàn thành các nhiệm vụ như quyết sách tự động hóa, hạ đạt nhiệm vụ, khai hỏa phản kích, giám sát thực hiện, điều khiển sử dụng đạn dược, tổ chức hiệp đồng; nhưng, vấn đề tương đồng với các vũ khí phòng không khác vẫn không thể giải quyết có hiệu quả, không thể hoàn thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chỉ huy tự động tập trung trong điều kiện đa dạng hóa vũ khí của cụm chiến đấu phòng không hỗn hợp.
Thứ ba, các loại hệ thống chỉ huy tổng hợp tự động hóa không thể thực hiện hiệp đồng công nghệ thông tin, làm chậm trễ nghiêm trọng thông tin radar khi trinh sát và nhận biết kẻ thù trên không, từ đó làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin radar không thể tự vận hành, phải sử dụng bảng vẽ thao tác bằng tay.
Hệ thống xử lý tích hợp tự động thông tin radar có thể xử lý và sử dụng thông tin radar P-12, P-14, P-15, P-30, P-35, P-80, PRV-13, PRV-16, nhưng còn chưa có thông tin chứng minh Quân đội Syria đã trang bị loại hệ thống mới này. Tóm lại, trong điều kiện đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh, không thể tập trung chỉ huy vũ khí phòng không, chắc chắn sẽ làm giảm mạnh thực lực các mục tiêu tấn công trên không.
Thiết bị radar
Trung tướng Nga chỉ ra, radar dò tìm P-12, P-14, P-15, P-30, P-35, P-80 và radar đo độ cao PRV-13, PRV-16 của lực lượng phòng không Syria đều được bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ nửa sau thế kỷ trước, là trang bị cũ sản xuất 30-40 năm trước, trong chiến tranh giữa Ả rập-Israel trước đây không thể đối phó có hiệu quả kẻ thù trên không sử dụng các loại mô hình gây nhiễu, luân phiên thay đổi tần suất làm việc khi đó, hiện nay càng khó đối phó với kẻ thù mạnh.
Hệ thống phòng không 9K317E Buk-M2E |
Tuổi thọ công nghệ của những radar này đã sớm đến hạn, năng lực đối phó các cuộc tấn công điện tử của kẻ thù “giả định” càng kém. Cho dù trong tình hình tốt nhất, trong thời bình, cụm chiến đấu phòng không Syria cũng chỉ có thể sử dụng những radar này thực hiện nhiệm vụ trực ban chiến đấu, chỉ huy giao thông đường không, tìm kiếm máy bay xâm phạm không phận, tiến hành cảnh báo sớm đối với các vũ khí đường không bắt đầu tấn công.
Trong các cuộc xung đột vũ trang mấy chục năm gần đây, vai trò của lực lượng radar hệ thống phòng không ngày càng mạnh, hiệu quả tác chiến của chúng quyết định trình độ chỉ huy của quân đội, quyết định thành bại khi đối phó với máy bay có người lái và không người lái của quân địch.
Nhưng, lực lượng radar vẫn là một trong những khâu yếu của hệ thống phòng không Syria, trang bị cũ kỹ, lạc hậu nghiêm trọng. Hiện nay, khoảng 50% radar của đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn Quân đội Syria cần được đại tu (sửa chữa lớn), 20-30% radar không có sức chiến đấu. Ngoài ra, ứng dụng chiến đấu của lực lượng radar Quân đội Syria vẫn tuân thủ một loạt đặc điểm điển hình trước đây, cho dù tính năng và đặc điểm của các radar P-12, P-14, P-15, P-30, P-35, P-80 đã sớm bị các chuyên gia Mỹ và NATO nắm chắc toàn diện thông qua chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ả rập-Israel và chiến tranh vùng Vịnh.
Trong khi đó, mấy chục năm gần đây, sự phát triển và ứng dụng chiến đấu của vũ khí tập kích đường không phương Tây đã có sự đột phá chất lượng cao tương đối lớn. Rất rõ ràng, thiết bị radar do Liên Xô chế tạo của Quân đội Syria cơ bản không thể đối phó có hiệu quả vũ khí tấn công đường không hiện đại của phương Tây.
Tên lửa vác vai 9K338 Igla-S tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6 km |
Ngoài trang bị cũ kỹ, lạc hậu, còn có một số nguyên nhân khác, chẳng hạn năng lực chống gây nhiễu của lực lượng radar khá thấp, trình độ chỉ huy tự động hóa của vũ khí lực lượng trinh sát radar tương đối thấp, không thể xây dựng trận địa radar phù hợp yêu cầu, địa hình phức tạp ảnh hưởng đến phát huy tính năng của radar. Nhưng, những năm gần đây, hiệu quả tác chiến của lực lượng radar bắt đầu được nâng cao, radar cũ hiện có được nâng cấp.
Đầu năm 2012, Quân đội Syria triển khai radar phiên bản nâng cấp do Nga chế tạo ở khu vực phía nam Damascus và vùng núi Lebanon, từ đó có thể kịp thời có được thông tin cảnh báo sớm về khả năng tấn công đường không của Quân đội Israel.
Cùng với việc cung ứng của hệ thống vũ khí phòng không hiện đại, Quân đội Syria tuy không thể giải quyết triệt để nhiệm vụ đổi sang trang bị radar hiện đại hiệu quả cao, nhưng đã thực hiện một phần đổi mới trang bị công nghệ, nếu có thể kết hợp đầy đủ trình độ trang bị, đặc điểm địa hình và kinh nghiệm ứng dụng chiến đấu của vũ khí lực lượng trinh sát, tiến hành cải tiến thích đáng về chiến thuật và tổ chức chủ yếu, sẽ có thể đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại ở mức độ nhất định.
Hệ thống hỏa lực phòng không (lực lượng phòng không) của Quân đội Syria có rất nhiều hệ thống tên lửa phòng không và vô số pháo cao xạ, có thể triển khai mạng lưới hỏa lực tương đối tập trung cho các cụm mục tiêu và lực lượng chủ yếu của đất nước. Có các loại hệ thống tên lửa phòng không và pháo cao xạ khác nhau, có thể xây dựng hệ thống hỏa lực vũ khí phòng không tầm cao, nhiều tầng, tập trung bảo vệ các mục tiêu quan trọng nhất. Chẳng hạn, tên lửa S-200 có thể tiêu diệt các mục tiêu quan trọng nhất cách duyên hải Syria 140-150 km, tiêu diệt các mục tiêu cách vùng núi nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và trung tâm công nghiệp lớn 100 km.
Tên lửa phòng không S-75 |
Trong điều kiện gây nhiễu và yểm trợ đặc biệt, tầm bắn của tên lửa S-75, S-300 có thể đạt 50-70 km. Thực lực hỏa lực của các hệ thống phòng không hiện đại như Buk-M1-2, Buk-M2E và Pantsir-S1E có thể bảo đảm hệ thống hỏa lực mật độ cao. Vô số pháo cao xạ Shilka, S-60, K-19 có thể sát thương có hiệu quả các mục tiêu ở tầng trời thấp và siêu thấp, là sự bổ sung có lợi cho hệ thống yểm trợ pháo cao xạ và tên lửa phòng không nói trên.
Khi phân tích hệ thống hỏa lực phòng không Syria có thể phát hiện, giữa khu vực phòng không nam-bắc Syria có một vùng “mù”, trước hết là tầng trời siêu thấp, thấp và vừa. Mặc dù các hướng đều có 2-3 hệ thống tên lửa phòng không S-200 phụ trách bảo vệ lỗ hổng vùng sát thương hỏa lực này, nhưng vị trí trận địa phóng của chúng có thể đã sớm bị kẻ thù do thám được, khi bắt đầu hành động chiến đấu tích cực, quân địch sẽ trước tiên tiến hành tấn công tên lửa hành trình đối với những trận địa phóng này. Vì vậy, trong cụm chiến đấu phòng không phía bắc và phía nam trên hướng này, cần triển khai bí mật lực lượng dự bị hệ thống phòng không S-300P, Buk-M2E để khôi phục mạng lưới hỏa lực bị phá hoại.
Tuyến đường bí mật siêu thấp và thấp của khu vực phòng không từ hướng tây bắc đến phía bắc do 3 tiểu đoàn tên lửa S-200, 3 tiểu đoàn tên lửa S-75 và 2 tiểu đoàn tên lửa S-125 bảo vệ, trận địa của chúng chắc chắn cũng bị đối thủ do thám rõ ràng. Từ khi bắt đầu hành động chiến đấu chủ động, lực lượng hàng không quân địch sẽ sử dụng phương thức gây nhiễu chủ động áp chế những thiết bị điện tử của hệ thống phòng không này (về cơ bản không có khả năng chống gây nhiễu), phóng tên lửa hành trình tiến hành tấn công. Quân đội Syria cũng cần triển khai bí mật hệ thống phòng không S-300P, Buk-M2E trên hướng này để tăng cường và khôi phục hệ thống hỏa lực.
Tên lửa phòng không S-125 Pechora Syria |
Để đáp trả các cuộc tấn công của khu vực trên không của địch từ hướng bắc, hướng đông bắc, chi viện cho hệ thống phòng không về cơ bản không có binh lực, vũ khí bảo vệ, cần tổ chức vài đơn vị phòng không tiến hành tác chiến mai phục, trong biên chế của chúng cần có hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E, Pantsir-S1E, hệ thống phòng không vác vai dòng Strela và pháo cao xạ 23 mm và 57 mm.
Thông qua phân tích sơ bộ, đơn giản đối với hệ thống hỏa lực của lực lượng phòng không Syria, không khó để phát hiện, chủ lực phòng không của Quân đội Syria tập trung bảo vệ hai hướng: tây nam (giáp giới với Lebanon và Israel) và tây bắc (giáp giới với Thổ Nhĩ Kỳ). Ở các thành phố như Damascus, Idlib, Aleppo đã xây dựng ô bảo vệ phòng không mạnh nhất, trọng điểm phòng thủ Thủ đô, trung tâm công nghiệp lớn và trung tâm hành chính. Ở những đô thị này còn có các sân bay dân dụng và quân dụng, đã tập kết rất nhiều cụm chiến đấu của quân Chính phủ.
Quân đội Syria không chỉ triển khai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa bảo vệ những khu vực chiến lược quan trọng này, mà còn nỗ lực đẩy khu vực sát thương phòng không tới các trung tâm hành chính và công nghiệp, cảng biển, sân bay chủ yếu, không phận từ xa đến gần ở các khu vực tập kết quân đội, chỉ có hướng đông bắc và giáp giới với Iraq là ngoại lệ.
Trong hệ thống phòng thủ của tên lửa phòng không và pháo cao xạ, hệ thống phòng không kiểu cố định là nền tảng bảo vệ các đơn vị Lục quân, hỏa lực pháo cao xạ kiểu cơ động là sự bổ sung quan trọng, số lượng những vũ khí này của các lữ đoàn, sư đoàn xe tăng nhiều tới 4.000 khẩu, chỉ pháo cao xạ Shilka đã có 400 khẩu, đủ để đối phó có hiệu quả với máy bay và trực thăng bay thấp. Những vũ khí này có tính cơ động mạnh, kết hợp sử dụng với các loại vũ khí khác, có thể trở thành lực lượng tương đối mạnh.
Tên lửa phòng không S-200 Angara tầm bắn 160-250 km |
Hiệu quả tác chiến
Cụm chiến đấu phòng không của Quân đội Syria có thể đối phó mục tiêu trên không ở tất cả các độ cao và loại hình; trong điều kiện đơn giản không gây nhiễu, trước khi tất cả cơ số tên lửa và đạn pháo bị tiêu hao hết, có thể tiêu diệt 800 vũ khí tập kích đường không của kẻ thù, bội số trùng lặp vùng sát thương là 8-12, có thể tập trung hỏa lực vài hệ thống phòng không khác nhau sát thương các mục tiêu nguy hiểm nhất, quan trọng nhất của kẻ thù, đồng thời duy trì vũ khí, binh lực dự bị có số lượng đầy đủ, khi cần thiết tiến hành cơ động khôi phục hệ thống hỏa lực phòng không bị phá hoại, hơn nữa còn có thể tiến hành cơ động hỏa lực khi đáp trả các cuộc tấn công đường không của kẻ thù. Tiềm lực của hệ thống phòng không Quân đội Syria tương đối cao, độ tin cậy khá mạnh, có thể bảo vệ có hiệu quả khu vực ven biển Địa Trung Hải, đặc biệt là các cảng biển Tartus, Banias, Lattakia.
Được biết, ngoài vũ khí phòng không kiểu cố định hiện có, những khu vực này cũng đã triển khai tên lửa phòng không Buk-M2E mới trang bị. Không còn nghi ngờ gì nữa, máy bay trinh sát chiến đấu F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ (bị bắn rơi ở khu vực này) sở dĩ bay dọc duyên hải Syria rõ ràng là có ý đồ để cho hệ thống phòng không kiểu cố định của Quân đội Syria phát hiện, mục đích là tìm hiểu tính năng vũ khí mới của Quân đội Syria, dụ dỗ radar phòng không của Quân đội Syria mở mô hình chủ động để dò tìm vị trí của nó, do thám các mục tiêu không được bố phòng trong khu vực phòng không của Syria, đánh giá năng lực toàn bộ hệ thống của Syria.
Có thể nói, máy bay trinh sát chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ phần nào đã thực hiện được mục tiêu đã định, nó bị bắn rơi cho thấy hệ thống phòng không của Syria có năng lực hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu.
Nhưng, hiệu quả tác chiến của hệ thống phòng không Syria cơ bản không thể nói là rất tốt, các yếu tố cấu thành hệ thống bảo vệ tên lửa phòng không và pháo cao xạ cùng các hệ thống phòng không khác của Syria đều rất không hoàn thiện, chủ yếu là phần lớn vũ khí phòng không cũ kỹ, lạc hậu nghiêm trọng, không phù hợp với yêu cầu khá cao hiện nay.
Vũ khí trang bị được nghiên cứu chế tạo và sản xuất của thế kỷ trước cơ bản không thể chống lại kẻ địch trên không có trang bị tốt, hiệu quả cao, càng không thể chống lại thiết bị đối kháng điện tử, hệ thống điều khiển hỏa lực, chỉ huy, trinh sát tiên tiến nhất của phương Tây.
Syria đã trang bị hệ thống phòng không Tor-M1 do Nga chế tạo |
Hệ thống tên lửa phòng không cũ kỹ chủ yếu của Quân đội Syria là S-200, S-75, S-125, Osa và 2KJ2, năng lực bảo vệ trước sự gây nhiễu bị động tương đối yếu, về cơ bản không có năng lực bảo vệ đối với gây nhiễu chủ động, không có mô hình hoạt động tập trung đối phó vũ khí chính xác cao của kẻ thù (tên lửa chống bức xạ, tên lửa dẫn đường, bom dẫn đường hàng không).
Kinh nghiệm chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang cho thấy, khi phát động không kích, kẻ thù sẽ trước hết làm suy yếu triệt để tiềm lực hỏa lực của cụm chiến đấu phòng không đối phương, áp chế vũ khí, binh lực phòng không của họ, làm cho hiệu quả tác chiến của chúng giảm xuống thấp nhất.
Thực tiễn chứng minh, mục tiêu sát thương quan trọng hàng đầu khi tấn công hỏa lực mạnh của tên lửa hành trình phương Tây là hệ thống phòng không của đối phương, đồng thời phối hợp với tấn công điện tử vô tuyến điện, trong 3-4 ngày áp chế và tiêu diệt hệ thống trinh sát, chỉ huy và vũ khí hỏa lực hệ thống phòng không của đối phương. Trong điều kiện đối kháng điện tử và hỏa lực mạnh, thực lực của cụm chiến đấu phòng không Quân đội Syria có thể giảm xuống 85-95% trong giai đoạn đầu chiến sự.
Biện pháp khắc phục
Quân đội Syria rất khó, về cơ bản không thể hoàn toàn phát huy được thực lực hỏa lực tiềm tàng của cụm chiến đấu phòng không. Nhưng, nếu áp dụng các biện pháp khắc phục tổng hợp về tổ chức và kỹ thuật, vẫn có thể tăng mạnh năng lực sống sót và hiệu quả tác chiến của hệ thống phòng không. Các biện pháp chủ yếu như sau:
1. Hết sức coi trọng xây dựng trước phương án bắn hỏa lực và hiệp đồng đầy đủ, xác định thứ tự tiêu diệt các mục tiêu tấn công của kẻ thù, thực hiện có hiệu quả hiệp đồng giữa các cụm chiến đấu phòng không.
Hệ thống phòng không S-300 do Nga chế tạo |
2. Tổ chức cụm chiến đấu phòng không hỗn hợp (lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội) gồm hệ thống tên lửa phòng không và pháo cao xạ các loại, thực hiện nhiệm vụ cụ thể, bảo vệ mục tiêu quan trọng trên các hướng, xây dựng hệ thống hỏa lực chặt chẽ toàn bộ không phận, đặc biệt là tầng trời thấp và siêu thấp.
3. Tăng cường tự bảo vệ, đặc biệt là hệ thống phòng không S-200, S-300P. Không chỉ sử dụng hệ thống tên lửa phòng không vác vai dòng Strela, pháo cao xạ ZU-23, ZSU-23-4, mà còn phải sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không Osa, 2KJ2 và Pantsir-S1E, pháo cao xạ 37 mm, 57 mm và 100 mm.
4. Thành lập cụm chiến đấu trực ban phòng không tại trận địa lâm thời, tiến hành trinh sát đối với kẻ thù trên không trong lúc bình thường (thời bình).
5. Xây dựng hệ thống hỏa lực giả, sử dụng hệ thống tên lửa phòng không kiểu cơ động làm “mê hoặc” kẻ thù.
6. Nghiêm túc xây dựng trận địa bắn và trận địa hỏa lực, tập trung ngụy trang, bố trí trận địa giả, chuẩn bị 2-3 trận địa dự bị.
7. Sử dụng cụm chiến đấu phòng không kiểu cơ động mai phục trên các tuyến đường bí mật mà lực lượng hàng không của quân địch có thể xâm phạm.
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo |
Ngoài ra, sau khi lực lượng hàng không quân địch bắt đầu chủ động tấn công, điều động, phối hợp hợp lý lực lượng phòng không, tập trung hỏa lực mang tính tập trung, sử dụng hệ thống tên lửa phòng không các loại.
Chẳng hạn sử dụng tiểu đoàn tên lửa S-300P và S-200 chuyên để tiêu diệt các mục tiêu nguy hiểm nhất, quan trọng nhất. Sau khi hệ thống hỏa lực bị phá hoại, sử dụng hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E và S-300P tiến hành khôi phục.
Hạn chế mô hình làm việc của thiết bị điện tử radar hệ thống phòng không, nắm chính xác thời cơ khởi động radar, hạn chế tối đa thời gian liên kết thiết bị vô tuyến điện, sau khi đợi địch thâm nhập vào khu vực sát thương phòng không thì kịp thời dẫn đường có hiệu quả cho vũ khí phòng không tiêu diệt mục tiêu.
Lực lượng hàng không tiêm kích
Tuy tiềm lực của hệ thống phòng không Quân đội Syria tương đối cao, nhưng khi chống lại kẻ thù trên không hiện đại, còn phải phát huy đầy đủ thực lực tổng hợp khác, đặc biệt là hệ thống bảo vệ - lực lượng hàng không tiêm kích, lực lượng có rất nhiều vấn đề tương tự.
Máy bay chiến đấu MiG-21 Không quân Syria |
Lực lượng hàng không tiêm kích Không quân Syria có 4 đại đội MiG-25, 4 đại đội MiG-23MLD, 4 đại đội MiG-29A, sức chiến đấu mạnh nhất là 48 máy bay tiêm kích MiG-29A, những máy bay này đã tiến hành nâng cấp hiện đại hóa vào thời điểm chuyển giao thế kỷ. 30 máy bay tiêm kích MiG-25 và 80 (có người nói là 50) máy bay tiêm kích MiG-23MLD đã cũ kỹ, sức chiến đấu có hạn. Cho dù máy bay MiG-29 tiên tiến nhất hiện nay cũng cần phải tiếp tục hoàn thiện. Không quân Syria còn đang tích cực sử dụng hơn 150 máy bay tiêm kích MiG-21, nhưng giá trị chiến đấu của những máy bay này tương đối thấp.
Điểm yếu của hệ thống b