Tuyên bố đáp trả cứng rắn của Nga trước khả năng Mỹ triển khai radar sát biên giới

Tuyên bố đáp trả cứng rắn của Nga trước khả năng Mỹ triển khai radar sát biên giới

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 24/05/2019 08:20

Nga thề đáp trả nếu Mỹ hiện đại hóa cơ sở radar Globus 2 ở thị trấn Vardo, cực bắc Na Uy đồng thời tuyên bố rằng radar này chuyên để giám sát Nga, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho hay.

Theo RT, Nga thề đáp trả nếu Mỹ hiện đại hóa cơ sở radar Globus 2 ở thị trấn Vardo, cực bắc Na Uy đồng thời tuyên bố rằng radar này chuyên để giám sát Nga.

Lời cảnh báo trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 22/5 trong một cuộc họp báo.

“Có mọi lý do để tin rằng radar này sẽ đặc biệt giám sát lãnh thổ Nga và sẽ trở thành một phần của mạng lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Rõ ràng sự chuẩn bị quân sự kiểu này gần các biên giới Nga hay biên giới nước khác đều không thể cho qua. Do vậy, chúng tôi đang xem xét các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh của nước mình”, đại diện Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Tiêu điểm - Tuyên bố đáp trả cứng rắn của Nga trước khả năng Mỹ triển khai radar sát biên giới

Trạm radar Globus 2 ở thị trấn Vardo, cực bắc Na Uy

Bà Zakharova thêm rằng cơ sở radar này sẽ trở thành một phần của hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Bà Zakharova lưu ý rằng Nga đã nhiều lần bị chính quyền Na Uy từ chối tham vấn về vấn đề này.

Trạm radar Globus 2 do Mỹ tài trợ đặt tại quần đảo Vardo ở cực bắc Na Uy, cách biên giới với Nga chỉ 50km. Trạm Globus 2 do các nhân viên tình báo quân sự Na Uy đảm nhiệm.

Hồi tháng 4/2016, quân đội Na Uy thông báo hiện đại hóa trạm radar này trong thời gian 2017-2020 và dự kiến bao gồm một radar khác (Globus 3 đang được xây dựng). Công tác nâng cấp trạm radar Globus 3 diễn ra giữa lúc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Romania.

Moscow nhiều lần bày tỏ quan ngại việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường hiện diện quân sự dọc các biên giới với Nga và ở châu Âu.

Trạm radar ở Na Uy là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, có thể theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga, cũng như giám sát hoạt động của Hạm đội Phương Bắc thuộc Hải quân Nga.

Những năm gần đây, Mỹ đang tăng cường các hoạt động ở Bắc Cực. Năm 2017, Mỹ muốn chi 21,4 triệu USD cho việc sửa chữa và xây dựng lại hai nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Keblvike ở Iceland (bị đóng cửa năm 2006).

Hồi năm 2017, Washington từng dự kiến đầu tư 5 triệu USD để xây dựng hệ thống radar mới tại song Narva, biên giới tự nhiên giữa Estonia và Nga.

“Sau khi hoàn thành, cơ sở sẽ giúp phát hiện ngay các hoạt động gần biên giới, cũng như xử lý tất cả sự cố xảy ra tại biên giới trong thời gian thực”, Bộ trưởng Nội vụ Estonia Andres Anvelt cho biết.

Radar do Mỹ tài trợ là một phần của dự án trị giá 82 triệu USD (hơn 1.800 tỷ đồng) để củng cố biên giới của Estonia với Nga, bao gồm việc trang bị kỹ thuật giám sát hiện đại theo dọc chiều dài đường ranh giới.

“Không chỉ có ý nghĩa với Estonia, việc xây dựng biên giới phía đông là điều quan trọng đối với toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đó là lý do tại sao, dự án cần phải được thực hiện triệt để và đúng cách để bảo đảm sự vững chắc trong nhiều thế hệ tiếp theo”, ông Anvelt nói, đồng thời nhấn mạnh, Estonia hoan nghênh sự đóng góp của "các đối tác thân thiết từ bên ngoài”.

Theo RT, Mỹ hỗ trợ cho Estonia xây dựng trạm giám sát ngay gần Nga để phù hợp với sự gia tăng quân sự của NATO áp sát Nga, động thái này có tần suất ngày càng dày đặc kể từ khi Crimea sáp nhập vào Nga năm 2014.

Xem thêm >> Nga phản ứng gay gắt về "tối hậu thư" S-400 Mỹ gửi cho Thổ Nhĩ Kỳ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.