Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp?

Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 28/09/2017 14:28

Mỹ bị chỉ trích là nói dối đồng minh khi cơ hội bắn hạ tên lửa Triều Tiên của nước này chỉ "hên xui như tung đồng xu".

Mỹ từng nhiều lần tuyên bố mạng lưới phòng thủ quân sự sẽ bắn hạ hết các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên nếu nó đe dọa lãnh thổ của nước này, nhưng theo giới phân tích, Lầu Năm Góc không có khả năng đó.

Các chuyên gia quân sự có kiến thức sâu sắc về công nghệ phòng thủ tên lửa đều chỉ trích lời tuyên bố hùng hồn của Mỹ về việc có khả năng tiêu diệt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Bình Nhưỡng là sự dối trá và gây hiểu lầm nguy hiểm cho công chúng.

Quân sự - Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp?

Giới phân tích tin rằng Mỹ không thể đánh chặn được tên lửa Triều Tiên.

Joe Cirincione - Chủ tịch Quỹ Ploughshares - tổ chức nghiên cứu an ninh toàn cầu chuyên về vũ khí hạt nhân và Kingston Reif, người đứng đầu chính sách Giảm rủi ro và Giải trừ quân bị tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí phi đảng phái đều khẳng định Mỹ sẽ rất lúng túng trong việc cố gắng bắn hạ tên lửa hạt nhân đến từ Triều Tiên.

Theo cả hai chuyên gia, Washington luôn quảng cáo hệ thống phòng thủ tên lửa của họ một cách quá đà, trong khi chúng hoàn toàn không có khả năng chống đỡ trước năng lực của một quả ICBM.

Khi tên lửa của Bình Nhưỡng phóng qua Nhật Bản cách đây không lâu, nó được cho là đã bay cao đến mức không có hệ thống nào của Mỹ theo kịp.

"Mọi thứ sẽ kết thúc”, chuyên gia Cirincione nêu quan điểm trên tờ Defense One, "khi đạt đỉnh ở độ cao 770 km. Cả Nhật Bản lẫn Mỹ đều vô vọng trong việc đánh chặn tên lửa. Không nước nào có vũ khí phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể đạt độ cao như thế”.

Theo Sputnik, mạng lưới phòng thủ của Mỹ hiện tại bao gồm ba lớp, bao gồm: Hệ thống tầm thấp giai đoạn cuối Patriot, Hệ thống tầm cao giai đoạn cuối Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) và Hệ thống chiến đấu Aegis với phạm vi đánh chặn tương ứng 20km, 200km và 2100km.

Tuy nhiên, cả ba chỉ được thiết kế để có hiệu quả cao nhất khi bắn hạ ở tên lửa ở giai đoạn cuối, lúc tên lửa đạt độ cao cần thiết và quay trở lại mặt đất nhắm vào mục tiêu.

Mặc dù Mỹ luôn tự hào đã đầu tư 320 tỷ USD vào các hệ thống phòng thủ tên lửa trong vài thập kỷ qua, không có hệ thống nào trong số này có khả năng đánh chặn ICBM (hoặc thậm chí là một tên lửa tầm trung IRBM) khi nó vừa rời khỏi bệ phóng hay đi vào giai đoạn giữa.

Quân sự - Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp? (Hình 2).

Khả năng của Hệ thống THAAD mà Mỹ muốn triển khai ở Hàn Quốc cũng chưa được chứng minh.

 

Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, tổ hợp đánh chặn của họ sẽ bỏ qua giai đoạn đầu nhưng sẽ tự tin bắn hạ ICBM ở giai đoạn cuối, tuy nhiên các nhà phân tích quân sự vẫn cho rằng đó là tuyên bố sai lầm.

Hệ thống Aegis đã mang lại những kết quả xuất sắc trong các thử nghiệm đánh chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung, nhưng ICBM lại vẫn đang là một dấu hỏi.

"THAAD, Patriot và đặc biệt là Aegis đã làm khá tốt trong các thử nghiệm, nhưng đó toàn là các mục tiêu đơn giản, được dàn dựng theo các điều kiện chuẩn mực nhất theo lý thuyết và hầu hết là các mục tiêu tầm ngắn", chuyên gia Cirincione nhận định.

Cơ hội của Mỹ chỉ là 50%

Theo chuyên gia Cirincione, Mỹ chỉ có "cơ hội 50-50" trong việc bắn hạ tên lửa dạng như Hwasong-14 của Triều Tiên khi nó đang bay giữa không trung.

Tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn nữa nếu Triều Tiên sử dụng các kỹ xảo gây nhiễu chẳng hạn như phóng mồi nhử, áp chế điện tử, hay đánh lạc hướng bằng một tên lửa khác.

Với Aegis, hệ thống này sự linh hoạt hơn so với các tổ hợp phòng thủ cố định trên mặt đất, tuy nhiên các tàu khu trục có Aegis sẽ cần phải dự đoán trước thời điểm và vị trí tên lửa phóng ra nếu không muốn bị lỡ nhịp.

Quân sự - Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp? (Hình 3).

Sự linh động quá mức của Aegis cũng có thể là điểm yếu.

Giải pháp cuối cùng mà Mỹ có thể tin tưởng nhất trong việc ứng phó ICBM đó là  Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD), lá chắn cuối cùng bảo vệ Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo đối phương.

Theo các chuyên gia, hệ thống này đã tiêu tốn của Mỹ gần 40 tỷ USD, nhưng khả năng của nó là “đáng đồng tiền bát gạo” khi được cho là bắn hạ ICBM vào thời điểm độ cao đạt đỉnh, trong phạm vi 5600km.

Dẫu vậy, đó mới chỉ là trên lý thuyết khi một cựu quan chức giám sát của Lầu Năm Góc cho biết, tỷ lệ thành công của hệ thống GMD trong các thử nghiệm đánh chặn cũng không mấy khả quan.

Trung tướng về hưu Trey Obering từng làm việc tại Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (Mỹ) cũng cho rằng, cơ hội đánh chặn thành công một ICBM với GMD cũng chỉ “hên xui như tung một đồng xu”.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu cấp cao về các dự án phòng thủ tên lửa Thomas Karako từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng bày tỏ quan ngại, khi Triều Tiên có hàng trăm tên lửa và chỉ một hệ thống THAAD rõ ràng không thể bảo vệ toàn bộ bán đảo.  

Ông nhận định, lá chắn phòng thủ của Mỹ chẳng hề hoàn hảo và tất nhiên tên lửa Triều Tiên sẽ chẳng dại gì không dùng tiểu xảo khi tấn công để qua mặt Mỹ một cách dễ dàng.

Giới phân tích cho rằng, đánh giá sai lầm về sức mạnh tên lửa đang đưa nước Mỹ vào tình thế rủi ro, khi nó thúc đẩy trong suy nghĩ các nhà lãnh đạo Mỹ rằng họ có thể hoàn toàn chống đỡ trước Triều Tiên và tiếp tục các phản ứng khiêu khích nguy hiểm.

Quân sự - Tuyên bố về khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên của Mỹ chỉ là trò bịp? (Hình 4).

Đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc có thể gặp nguy hiểm vì sự tự tin thái quá của Mỹ.

Sự lừa dối này cũng khiến cho chính đồng minh của Washington có thể trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công thảm khốc chỉ vì quá quá tin tưởng vào sự bảo vệ của cường quốc số một thế giới.

Ở một quan điểm khác, nhà nghiên cứu Will Saetren từ viện Nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ cho hay, Mỹ hoàn toàn hiểu rằng lá chắn phòng thủ của mình rất khó chống đỡ trước Triều Tiên.

Washington coi đây là một phương sách cuối cùng và chỉ cố gắng thử khi một cuộc tấn công thực sự xảy ra nhưng lại không mấy tin tưởng về hiệu quả.

Mỹ từng tuyên bố không bắn hạ tên lửa Triều Tiên vì nó không gây nguy hiểm, tuy nhiên ông Saetren cho rằng, lá chắn tên lửa Mỹ giống như câu truyện ngụ ngôn “hoàng đế cởi truồng”.

Mỹ sợ rằng một khi họ đánh chặn tên lửa nhưng thất bại, tất cả những ảo tưởng về sức mạnh đáng gờm của Washington vốn được dựng xây trong nhiều năm qua cũng tan vỡ.

Niềm tin của đồng minh sẽ lung lay, Triều Tiên được đà xông lên và cuối cùng chỉ có “hoàng đế” phơi bày sự trần trụi, yếu kém của mình.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.