Tuyên chiến với "du lịch xấu xí", các thiên đường du lịch đã áp dụng bí kíp này

Tuyên chiến với "du lịch xấu xí", các thiên đường du lịch đã áp dụng bí kíp này

Vương Thị Thảo

Vương Thị Thảo

Thứ 6, 09/08/2019 10:42

Từ 1/8, các DN kinh doanh dịch vụ trên vịnh Hạ Long đã ngừng bán, sử dụng đồ uống, ống hút nhựa. Với hành động tiên phong này, di sản thiên nhiên thế giới được kỳ vọng sẽ song hành phát triển du lịch và bảo tồn sinh thái thay vì phải đóng cửa như Boracay (Philippines) hay vịnh Maya (Thái Lan).

Thiên đường du lịch đóng cửa

Mới đây, vịnh Maya thuộc đảo Koh Phi Phi của Thái Lan đã thông báo đóng tới năm 2021 để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái. Trước đó, vịnh biển tuyệt mỹ này là điểm đến lặn biển, đi thuyền tốc độ, hay chơi đùa cùng đàn cá sặc sỡ của khoảng 5000 khách du lịch mỗi ngày. Tuy nhiên, những rặng san hô đầy sức sống cùng hệ thực vật phong phú tại Maya đã bị ảnh hưởng lớn bởi sức phát triển quá nóng của du lịch. Một lượng lớn rác thải du lịch bị bỏ quên trên bờ biển, mắc trong rặng san hô, thậm chí nhiều loài cá không dám tự do bơi lội khi có con người.

Truyền thông - Tuyên chiến với 'du lịch xấu xí', các thiên đường du lịch đã áp dụng bí kíp này

Thiên đường Boracay (Philippines) đã phải đóng cửa để bảo tồn thiên nhiên

Tương tự, với Boracay (Philippines) - niềm tự hào, trái tim của ngành du lịch Philippines với vị trí đứng đầu trong top 10 những bãi biển đẹp nhất châu Á và thứ hai trong top 25 bãi biển đẹp nhất thế giới do du khách bình chọn trên trang Tripadvisor. Sự quyến rũ của những bãi biển cát trắng trải dài bên màu nước biển xanh như ngọc đã kéo theo mặt trái không mong muốn, trong đó nặng nề nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Những đống phế thải chồng chất nằm khắp nơi trên đảo, bốc mùi khó chịu ô uế.

Kết quả, từ ngày 26/4/2018, Boracay đóng cửa hoàn toàn không đón khách du lịch trong vòng 6 tháng để phục hồi thiên nhiên. Bên cạnh đó, gần 400 khách sạn và nhà hàng vi phạm các quy định về môi trường đã phải đóng cửa. Chỉ 19.200 khách du lịch được có mặt tối đa trên đảo vào bất kỳ thời điểm nào.

Tham chiếu với Việt Nam, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mới đây đã thống kê mỗi ngày đội thu gom rác trên vịnh thu được 6 – 10 tấn rác trôi nổi, còn trên bãi tắm, du khách cũng không ngần ngại “kỷ niệm” bãi biển mới được chỉnh trang trắng tinh trải dài 4km tới 6 tấn rác/ngày.  

Tùy thuộc hành động của bạn

Ý thức du khách đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tối đa tác động của du lịch tới hệ sinh thái. Để xây dựng hình ảnh điểm đến lý tưởng cần sự phối hợp không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn của chính du khách. Bởi vậy mà tại Amsterdam (Hà Lan) đã phải khởi động chiến dịch “Tham quan và Tôn trọng”, nhắc nhở các du khách đặc biệt là ở độ tuổi từ 18 - 34 không thực hiện các hành động như xả rác, phóng uế và tụ tập hát hò nơi công cộng.

Truyền thông - Tuyên chiến với 'du lịch xấu xí', các thiên đường du lịch đã áp dụng bí kíp này (Hình 2).

Đội công nhân vệ sinh thu dọn rác từ khách du lịch để lại trên bãi cát

Với Hạ Long, Quảng Ninh, là top 25 điểm du lịch đẹp nhất thế giới. Dọc bãi biển, ban quản lý đã đặt tới 500 thùng rác, thiết kế những bãi đỗ xe khang trang, hiện đại nhằm hạn chế tình trạng lộn xộn. Đồng thời tổ chức đội công nhân vệ sinh, cứu hộ chuyên nghiệp từ 6h sáng đến 6h tối để thu dọn rác, nhắc nhở, đảm bảo an toàn cho du khách.

Tuy nhiên vẫn xảy ra tình trạng du khách thiếu ý thức vứt rác tràn lan trên bãi cát. Rác thậm chí được vùi sâu xuống cát khiến công tác vệ sinh trở nên khó khăn. Chưa kể, dịp cao điểm mùa hè bờ cát trắng còn bị bức tử bởi vô số than nóng đến từ những cuộc liên hoan, nướng bbq tập thể. Nếu dành một ngày quan sát bãi biển, sẽ thấy những xe chở rác ngược xuôi hoạt động hết công suất để xử lý rác thải. Bãi biển còn thường xảy ra tình trạng người dân và du khách phớt lờ các biển cảnh báo nguy hiểm để thỏa mãn sự “tiện” của bản thân như bơi ra ngoài phao an toàn hay mặc nhiên đỗ xe ngay dưới biển báo cấm đỗ.

Nếu mỗi khách du lịch mang trong mình ý thức giữ gìn điểm đến bằng những hành động đơn giản như không vứt rác bừa bãi, không phá hoại di sản, hay đơn giản là tôn trọng những biển báo, biển chỉ dẫn trên bãi biển, thì tác động của du lịch tới vịnh di sản sẽ giảm đi đáng kể.

Truyền thông - Tuyên chiến với 'du lịch xấu xí', các thiên đường du lịch đã áp dụng bí kíp này (Hình 3).

Được biết, từ ngày 1/8, các đơn vị kinh doanh dịch vụ trên Vịnh Hạ Long đã chuyển sang dùng đồ thân thiện môi trường và phải phân loại rác thải. Các sản phẩm từ nhựa dùng một lần như chai, cốc, ống hút, túi nilon… phục vụ trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ, sẽ được thay thế bằng vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng, thân thiện môi trường.

Cũng trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chiến dịch “không rác thải nhựa”, các đơn vị trên bãi biển Bãi Cháy bao gồm Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long và nhóm Otofun sẽ tổ chức ngày hội “Vì Hạ Long xanh – Đồng hành dọn rác” vào ngày 10/8 nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ màu xanh miền di sản, đồng thời thu hút du khách trên bãi biển Bãi Cháy cùng tham gia nhặt rác, giữ gìn thiên đường du lịch miền Bắc.

Thu Hà

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.