Dùng tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm không chỉ có tác dụng phòng cảm cúm mà còn có nhiều công dụng như hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi.
Các bước thực hiện: Rửa tay sạch sẽ, đổ một ít tinh dầu tràm nguyên chất vàođầu ngón tay, đưa vào mũi cho trẻ hít.
Ngoài ra, có thể dùng tinh dầu tràm hoặc khuynh diệp, bôi vào lòng bàn chân sau đó dùng tay day nhẹ ở gan bàn chân rồi đeo tất chân vào.. Sau đó, có thể thoa một ít lên vùng ngực, bụng và lưng để cơ thể ấm hơn, giảm sổ mũi nhanh hơn.
Dùng nước muối sinh lý
Để phòng cảm cúm, các bậc cha mẹ hãy vệ sinh mũi miệng cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối trước khi ngủ, hoặc sáng mai thức dậy. Còn mũi, hãy nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý, chờ vài phút đến khi dịch mũi loãng thì tiến hành làm sạch.
Uống nhiều nước
Đây là cách là giảm nghẹt mũi vô cùng hiệu quả. Việc uống bổ sung nhiều nước giúp đờm thoát ra dễ dàng. Bên cạnh đó, nước cũng giúp cơ thể đào thải vi khuẩn và độc tố ra ngoài nhanh hơn.
Massage mũi
Khi bị sổ mũi, nghẹt mũi bé sẽ rất khó thở. Chỉ với vài động tác nhẹ nhàng massage cánh mũi thì việc thở sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn hãy dùng 2 ngón cái, ấn nhẹ và vuốt tại vị trí huyệt nghinh hương lên xuống đều đặn trong khoảng 1 phút rồi thả ra, không nên thực hiện quá lâu.
Với trường hợp trẻ bị nghẹt mũi một bên: Nếu bên trái thì nằm nghiêng bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương và day nhẹ nhàng.
Phương Vy (t/h)