Tỷ phú George Soros: Nhân vật gây tranh cãi với những cáo buộc đáng sợ

Tỷ phú George Soros: Nhân vật gây tranh cãi với những cáo buộc đáng sợ

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 04/09/2017 18:15

Với nguồn tài sản ước tính 25 tỷ USD, Soros được coi là "ông trùm" gây ra sự hỗn loạn về chính trị, tài chính trên toàn thế giới.

Hàng chục ngàn công dân Mỹ đã ký một bản kiến nghị kêu gọi Tổng thống  Donald Trump thừa nhận tỷ phú gốc Do Thái George Soros là khủng bố và tịch thu hết tài sản của nhân vật này, sau khi có quá nhiều những cáo buộc Soros là "ông trùm" gây ra sự hỗn loạn về chính trị, tài chính trên toàn cầu.

Kể từ khi được phát động hôm 20/8, đã có gần 100.000 người ký vào thỉnh nguyện thư trên trang web của Nhà Trắng, cáo buộc Soros và những chân rết của tỷ phú này đang xây dựng đế chế với mục đích gây mất ổn định và có “hành vi xúi giục nổi loạn” chống lại nước Mỹ và người Mỹ.

Tác giả của bản kiến nghị có tên E.B cho biết, tỷ phú gốc Do Thái đã tạo ra nhiều tổ chức mờ ám và cung cấp nguồn tiền khổng lồ cho mục đích làm sụp đổ Chính phủ Mỹ một cách từ từ.

Hồ sơ - Tỷ phú George Soros: Nhân vật gây tranh cãi với những cáo buộc đáng sợ

George Soros được coi là nhân vật thâu tóm nền chính trị và tài chính toàn cầu trong tay.

 

“Soros đã tạo ra, tài trợ hàng chục ( thậm chí là hàng trăm) các tổ chức đơn lẻ, mà mục đích duy nhất là áp dụng chiến thuật khủng bố để làm sụp đổ Chính phủ và hệ thống Hiến pháp của nước Mỹ, gây ra những ảnh hưởng không lành mạnh và không phù hợp lên toàn bộ đảng Dân chủ và phần lớn bộ máy liên bang.

Chính phủ liên bang Mỹ và bộ Tư pháp nên ngay lập tức tuyên án George Soros và tất cả các tổ chức liên quan, xóa bỏ toàn bộ tài sản cá nhân theo Luật tịch thu tài sản dân sự”,  bản kiến nghị mô tả.

Tính đến ngày 1/9, đã có 80.542 người ký vào thỉnh nguyện thư nói trên và chỉ cần 19.458 chữ ký nữa sẽ đạt ngưỡng 100.000 chữ ký - tiêu chuẩn giúp cho kiến nghị này nhận được câu trả lời từ chính quyền Trump.

Tỷ phú George Soros là người sáng lập kiêm chủ tịch quỹ đầu tư Soros Fund Management. Ông là một trong những người giàu có, quyền lực nhất trên thế giới. Theo tạp chí Forbes, tài sản của ông ước tính khoảng 25 tỷ USD.

Dù con số này không thể so sánh với những nhân vật khác như Bill Gates hay Warren Buffett, nhưng ngược lại, Soros được coi là nhân vật lọc lõi, có khả năng làm thay đổi thế giới bằng đồng tiền của mình.

Soros là nhân vật ủng hộ quan trọng cho cựu ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, trong cuộc bầu cử năm 2016 của Mỹ.

Theo báo chí phương Tây, nhà tài phiệt 87 tuổi đã đổ hàng triệu đô la vào chiến dịch của bà Clinton để giúp cựu Ngoại trưởng Mỹ trở thành nhà lãnh đạo quyền lực nhất đất nước, một phần giúp cho tầm ảnh hưởng nhà tỷ phú càng thêm tăng cường.

Alexander Gusev, người đứng đầu viện Quy hoạch Chiến lược (Nga) đánh giá, bản kiến nghị lần này sẽ mang đến những rắc rối thực sự cho tỷ phú Soros.

Sau khi nhận được đủ số chữ ký cần thiết, đơn thỉnh cầu nói trên sẽ được Nhà Trắng đưa ra câu trả lời chính thức.

Giới phân tích cho rằng, với thái độ không ưa mà Tổng thống dành cho Soros, tỷ phú 87 tuổi này có thể rơi vào một cuộc điều tra, mà nếu những bằng chứng được đưa ra đủ để kết tội khủng bố, số phận của "kẻ môi giới chính trị" có thể sẽ phải lĩnh án tù chung thân hoặc tử hình.

"Không chỉ là thu giữ toàn bộ tài sản, đảng Dân chủ đang muốn trả thù nhân vật này. Họ đang đổ lỗi mọi thứ lên Soros, bao gồm cả những thất bại trong việc tài trợ các “cuộc cách mạng màu” ở châu Âu và Bắc Phi", Alexander Gusev nói thêm.

Hồ sơ - Tỷ phú George Soros: Nhân vật gây tranh cãi với những cáo buộc đáng sợ (Hình 2).

Thế giới từng nhiều phen lao đao mỗi khi Soros "ra tay".

 

George Soros được truyền thông phương Tây đánh giá là nhân vật "máu mặt" và có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền chính trị lẫn tài chính toàn cầu.

Soros được cho là quyền lực chủ chốt đứng đằng sau tài trợ cho nhiều cuộc cách mạng trên thế giới.

Theo tờ Los Angeles Times, Soros đã đổ rất nhiều tiền cho cuộc cách mạng "xe ủi đất" ở Serbia vào tháng 10/2000.

Trong đó có báo cáo còn nói, Soros “đóng một vai trò then chốt trong việc lật đổ Tổng thống Slobodan Milosevic” thông qua chính quỹ đầu tư của mình.

Hồi tháng 11/2003, tờ Globe and Mail cũng chỉ ra, vụ lật đổ Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze “mang đậm dấu ấn của Soros”.

Tờ báo trích dẫn bài viết của tờ The Georgian Messenger cho biết, dư luận xã hội ở Gruzia đều tin rằng, người đứng sau vụ việc chính là tỷ phú người Mỹ gốc Do Thái.

Ngoài ra, Soros cũng bị chỉ đích danh là nhà tài trợ quan trọng trong việc gây bất ổn  trong cuộc xung đột giữa Ukraine với Nga, các cuộc cách mạng "mùa xuân Ả Rập" ở các quốc gia Ả Rập.

Nhà tỷ phú Soros cũng bị cáo buộc tự tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính ở một số quốc gia để thu lợi cho bản thân.

Năm 1992, Soros gây ra "Ngày thứ 4 đen tối” với việc bán khống đồng bảng Anh, buộc Chính phủ Anh phải quyết định rút đồng bảng khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM) do đồng tiền này mất giá quá mạnh.

Các tính toán cho rằng Soros kiếm được từ 1 tỷ đến 2  tỷ USD từ vụ này, trong khi nước Anh thiệt hại 3,4 tỷ bảng Anh. Không những vậy, nó còn trở thành hệ lụy khiến một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng.

Soros tiếp tục chiêu trò tương tự đối với đồng mark Đức năm 1993 và đồng rúp Nga vào năm 1998 khiến Nga rơi vào một cuộc suy thoái tài chính. Trong khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Soros cũng thu lợi về hàng tỷ đô la.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.